Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 23b066a1-192f-90f0-c4c5-0465ca037d89.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi): Đảm bảo chặt chẽ trong việc tiếp nhận, xác minh người đến trình báo là nạn nhân

29/10/2024

Cơ bản thống nhất với Báo cáo tiếp thu, giải trình và nội dung dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, tuy nhiên các đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, sửa đổi quy định tiếp nhận, xác minh người đến trình báo là nạn nhân để đảm bảo chặt chẽ, không tạo khoảng trống pháp luật và thể hiện rõ quyền của người khai báo và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiếp nhận.

Hoàn thiện pháp luật để xử lý hiệu quả tội phạm mua bán người

Quang cảnh Phiên thảo luận ở hội trường tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 gồm 8 chương và 65 điều (giảm 01 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội, trong đó bỏ các điều 34, 56, 58, 59; bổ sung các điều 21, 40 và 64; sửa đổi 63 điều, giữ nguyên 02 điều).

Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm góp ý nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 là vấn đề tiếp nhận, xác minh người đến trình báo là nạn nhân được quy định tại Điều 27 của dự thảo Luật. Các ý kiến đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, sửa đổi lại nội dung này để đảm bảo chặt chẽ, không tạo khoảng trống pháp luật và thể hiện rõ quyền của người khai báo và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiếp nhận.

Đánh giá và ghi nhận sự chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan, tổ chức, hữu quan nghiên cứu, tham vấn để tiếp thu ý kiến chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Minh Tâm - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình nhất trí với Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Báo cáo đã nêu rất rõ các ý kiến của đại biểu tham gia trên cơ sở kết hợp giữa thực tiễn và lý luận, trong đó ý kiến của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình đã được tiếp thu, giải trình rất cụ thể.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình

Quan tâm đến Điều 27 về tiếp nhận, xác minh người đến trình báo là nạn nhân, đại biểu Nguyễn Minh Tâm đề nghị về tên gọi của điều, cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung cụm từ “hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân” sau cụm từ “tiếp nhận, xác minh người đến trình báo là nạn nhân” để đảm bảo thể hiện đầy đủ nội dung, nội hàm của Điều này đã quy định.

Tại khoản 1 Điều này quy định “cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, cơ quan, tổ chức tiếp nhận trình báo có trách nhiệm chuyển ngay người đó đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở”. Theo đó, đại biểu cho rằng, việc quy định chuyển ngay người đó đến Ủy ban nhân dân cấp xã một mặt chưa xác định người đó là người nào, người cho rằng mình là nạn nhân hay là người đại diện hợp pháp của họ.

Mặt khác, quy định này cũng không khả thi trong các trường hợp người trình báo là đại diện hợp pháp của nạn nhân, là nạn nhân hiện đang không có mặt tại địa phương, nơi mình trình báo. Hơn nữa, đại biểu nhận thấy, dùng từ "chuyển" cũng chưa phù hợp vì đây là con người, không phải là vật hoặc đồ vật, họ cũng cần được bảo vệ trong quá trình đến trình báo.

Do đó, đại biểu Nguyễn Minh Tâm đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc xem xét, sửa đổi, bổ sung cụm từ “chuyển ngay người đó đến Ủy ban nhân dân cấp xã” bằng cụm từ “bảo vệ và đưa ngay người đó hoặc thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở, v.v.”. Đại biểu cho rằng, với quy định như vậy sẽ đảm bảo tính chặt chẽ và không tạo khoảng trống của pháp luật.

Đại biểu Thái Thị An Chung - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An

Góp ý vào nội dung này, đại biểu Thái Thị An Chung - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An nhận thấy, tại khoản 1 Điều 27 của dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) có quy định: Người nào có căn cứ cho rằng mình là nạn nhân hoặc người đại diện hợp pháp có căn cứ cho rằng mình là người được họ đại diện là nạn nhân đến Ủy ban nhân dân xã, cơ quan công an, đồn biên phòng, v.v. có trách nhiệm chuyển người đó đến Ủy ban nhân dân cấp xã mà cơ quan, tổ chức nơi đấy có trụ sở.

Đồng tình với ý kiến của đại biểu Nguyễn Minh Tâm về nội dung này, đại biểu Thái Thị An Chung cho rằng, việc chúng ta quy định gộp chung thủ tục tiếp nhận người đến trình báo là nạn nhân và thủ tục tiếp nhận người đến trình báo là người đại diện hợp pháp của nạn nhân là một thì chưa phù hợp. Do đó, đại biểu đề nghị cần sửa đổi quy định này để đảm bảo chính xác và chặt chẽ hơn.

Cùng quan điểm với các ý kiến nêu trên về Điều 27, đại biểu Lê Thị Thanh Lam - Đoàn ĐQBH tỉnh Hậu Giang đề nghị viết lại khoản 1 Điều này như sau: “Người nào có căn cứ cho rằng mình là nạn nhân hoặc là người đại diện hợp pháp của họ trực tiếp đến Ủy ban nhân dân xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi gần nhất khai báo về việc mua bán. Trường hợp cơ quan tổ chức tiếp nhận khai báo không phải là Ủy ban nhân dân cấp xã thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm bảo vệ hoặc đưa ngay người được cho là nạn nhân đến với Ủy ban nhân dân cấp xã mà cơ quan, tổ chức có trụ sở. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo ngay với cơ quan quản lý về Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện trong trường hợp cần thiết nếu Ủy ban nhân dân cấp xã đã tiếp nhận thực hiện hỗ trợ theo quy định”.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam - Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam cho rằng, quy định như trên nhằm thể hiện rõ quyền của người khai báo và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiếp nhận để tránh việc cơ quan, tổ chức tiếp nhận đùn đẩy trách nhiệm với nhau.

Đồng thời, tại khoản 2 Điều 27, đại biểu đề nghị thay thời hạn chậm nhất 3 ngày thành 24 giờ sau khi nhận được thông báo để lực lượng chức năng thực hiện tiếp nhận, hỗ trợ, qua đó đảm bảo tính kịp thời. Cùng với đó, đại biểu Lê Thị Thanh Lam đề nghị quy định trường hợp khẩn cấp gọi điện báo về việc mua bán người đến Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em - Tổng đài 111, đồng thời bổ sung thêm quy định gắn với trách nhiệm Tổng đài 111 vào dự thảo Luật vì phần lớn trẻ em là nạn nhân của việc mua bán người.

Qua nghiên cứu vấn đề này, đại biểu Nguyễn Hữu Chính - Đoàn ĐBQH TP.Hà Nội cho biết, theo quy định tại Điều 27 của dự thảo, người nào có căn cứ cho rằng mình là nạn nhân hoặc người đại diện hợp pháp, có căn cứ cho rằng người đại diện của họ, đại diện nạn nhân thì đến Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển hoặc cơ quan, tổ chức nơi gần nhất trình báo về việc bị mua bán, v.v. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an cấp huyện có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bản cho cơ quan đã đề nghị. Đối với vụ việc phức tạp thì thực hiện xác minh không quá 02 tháng; trường hợp chưa thể xác minh được nạn nhân thì có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng.

Đại biểu Nguyễn Hữu Chính - Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội

Đại biểu Nguyễn Hữu Chính nhận thấy, việc quy định giới hạn thời hạn 02 tháng không đảm bảo tối đa quyền lợi hợp pháp của nạn nhân, bởi chưa có kết quả xác minh là nạn nhân vì thời gian đã hết, có phần do lỗi của cơ quan có thẩm quyền hoặc do sự kiện khách quan khác thì người đó không được xét là nạn nhân. Từ đó, không được hưởng các chế độ như hỗ trợ chính sách, quyền lợi hợp pháp cũng như điều kiện được bảo vệ theo quy định của luật, vô hình trung không đảm bảo được mục đích cũng như nguyên tắc phòng, chống mua bán người là tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân, người đang trong quá trình xác minh là nạn nhân. Do đó, đại biểu Nguyễn Hữu Chính đề nghị cần xây dựng theo hướng khác hoặc quy định lại thời hạn, trong trường hợp nếu trong vòng 2 tháng chưa xác định được nạn nhân thì sẽ gia hạn hoặc có thể có cơ chế, chính sách đảm bảo quyền và lợi hợp pháp cho nạn nhân./.

Bích Ngọc