ỦY BAN PHÁP LUẬT THẨM TRA TỜ TRÌNH CỦA CHÍNH PHỦ VỀ SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ CỦA 03 TỈNH, THÀNH PHỐ
Toàn cảnh phiên họp
Tham dự phiên họp có các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật: Nguyễn Trường Giang, Ngô Trung Thành, Trần Hồng Nguyên, Nguyễn Phương Thủy; các Ủy viên Thường trực, Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Pháp luật; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.
Cùng dự phiên họp còn có: Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng; Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao Nguyễn Duy Giảng; đại diện các bộ, ngành có liên quan;…
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp
Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, để chuẩn bị nội dung phục vụ Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (tháng 9/2024), thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Thường trực Ủy ban Pháp luật tổ chức phiên họp mở rộng để thẩm tra sơ bộ Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024. Tài liệu phiên họp đã gửi tới các vị đại biểu; Báo cáo của Chính phủ được thực hiện công phu, đầy đủ thông tin có kèm theo Phụ lục chi tiết và cơ bản nội dung thể hiện bám sát Đề cương đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ thống nhất ban hành trước đó.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng báo cáo tại phiên họp
Báo cáo tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng nêu rõ, Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024, đã chỉ đạo quán triệt, chấp hành nghiêm, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, thực chất các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ; yêu cầu tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, các quy định về kinh doanh.
Đồng thời, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo giao các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải trực tiếp phụ trách, chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, thực hiện các nhiệm vụ lập pháp, đẩy mạnh công tác rà soát, hệ thống pháp luật, chú trọng vào lĩnh vực có nhiều vướng mắc, bất cập, kịp thời đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, đáp ứng yêu cầu phản ứng chính sách. Thường trực Chính phủ, Chính phủ tổ chức nhiều cuộc họp, phiên họp về xây dựng pháp luật thảo luận kỹ về các đề nghị xây dựng, hồ sơ dự án luật, nghị quyết. Lãnh đạo Chính phủ tăng cường làm việc trực tiếp với các bộ, ngành, địa phương để cho ý kiến, chỉ đạo về những vấn đề lớn, phức tạp, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong từng dự án luật, dự thảo nghị quyết, chủ động báo cáo cấp có thẩm quyền các vấn đề phát sinh, cấp bách từ thực tiễn cần có phản ứng chính sách phù hợp.
Các vị đại biểu tham dự phiên họp
Nhằm nâng cao kết quả thi hành pháp luật, từ năm 2023 đến nay, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức 03 hội nghị triển khai thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến nay, nhằm sớm đưa các luật, nghị quyết đi vào cuộc sống; giúp cán bộ, công chức, viên chức hiểu đúng, hiểu rõ, nắm chắc, tự tin trong áp dụng pháp luật, khắc phục tình trạng sợ trách nhiệm, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cũng thông tin cụ thể về: Kết quả xây dựng, trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết; Kết quả xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết; Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Công tác rà soát, hợp nhất, pháp điển, hệ thống hóa, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm soát thủ tục hành chính;…
Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại phiên họp
Thảo luận tại phiên họp, các ý kiến cơ bản tán thành với những kết quả đạt được trong công tác tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được nêu trong Báo cáo của Chính phủ; đồng thời đánh giá cao sự nỗ lực, trách nhiệm, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nghiêm túc triển khai thực hiện của các Bộ, ngành, địa phương để đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác hoàn thiện thể chế, tổ chức thi hành pháp luật.
Cùng với những kết quả đạt được, các ý kiến cũng chỉ ra một số hạn chế trong thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thời gian qua như: Số lượng dự án luật, dự thảo nghị quyết phải trình ở từng kỳ họp Quốc hội rất lớn; Tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, chưa bảo đảm tính đồng bộ, tính thống nhất giữa các Văn bản quy phạm pháp luật hoặc quy định không rõ ràng, cụ thể, thậm chí cùng một quy định nhưng có nhiều cách hiểu khác nhau gây khó khăn cho công tác thi hành pháp luật.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại phiên họp
Bên cạnh đó, số lượng văn bản quy định chi tiết nợ mới phát sinh nhiều, văn bản nợ đọng kéo dài chưa được khắc phục triệt để, số lượng văn bản ban hành chậm, không bảo đảm hiệu lực thi hành đồng thời với luật còn nhiều. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại một số Bộ, ngành, địa phương chưa được triển khai kịp thời, hiệu quả; công tác pháp điển hóa chưa có sự chuyển biến nhiều so với năm trước; công tác hợp nhất văn bản còn chậm, có trường hợp không thực hiện được do sai sót trong kỹ thuật soạn thảo văn bản.
Để khắc phục những tồn tại nêu trên, các đại biểu đề nghị, Chính phủ, các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, cả ở trung ương và địa phương tiếp tục xác định công tác thi hành pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên; bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, làm rõ trách nhiệm và kịp thời xử lý vi phạm trong công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang phát biểu tại phiên họp
Đồng thời, chú trọng nâng cao hơn nữa hiệu quả, chất lượng công tác xây dựng pháp luật, kiểm soát số lượng dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội xem xét cho ý kiến và thông qua ở từng kỳ họp để bảo đảm thời gian cho cơ quan được phân công chủ trì soạn thảo nghiên cứu, đánh giá chính sách, các cơ quan của Quốc hội không bị bị động trong công tác thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý; hạn chế tối đa tình trạng bổ sung các dự án vào Chương trình không theo Chương trình tổng thể hoặc đề nghị bổ sung sát thời điểm tổ chức kỳ họp, phiên họp của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ngoài ra, các ý kiến cũng đề nghị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khắc phục triệt để những tồn tại, hạn chế đã nhận diện được trong thời gian qua trong công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật. Đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, trình, ban hành các văn bản quy định chi tiết, khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản quy định kéo dài, nợ văn bản quy định chi tiết mới phát sinh trong kỳ báo cáo, khắc phục tình trạng ban hành văn bản quy định chi tiết chậm so với hiệu lực thi hành của luật;… Tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, tập trung đầu tư nguồn lực cho xây dựng và hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển. Quan tâm bố trí đủ các điều kiện, bảo đảm nguồn lực cho công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; có cơ chế, chính sách hỗ trợ, thu hút các chuyên gia, nhà khoa học, người có kinh nghiệm thực tiễn tham gia công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành phát biểu tại phiên họp
Tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cho biết, Chính phủ sẽ tiếp thu đầy đủ ý kiến tại phiên họp thẩm tra để hoàn thiện báo cáo. Đồng thời, làm rõ một số vấn đề đại biểu nêu liên quan đến: Nợ đọng văn bản; số lượng dự án luật, dự thảo nghị quyết phải trình ở từng kỳ họp Quốc hội rất lớn; tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo chưa thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật; xử lý trách nhiệm trong công tác xây dựng pháp luật;…
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng kết luận phiên họp
Kết luận phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, với tinh thần làm việc khẩn trương, trách nhiệm, phiên họp thẩm tra sơ bộ đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra với nhiều ý kiến phong phú, sâu sắc, toàn diện. Báo cáo của Chính phủ đã cơ bản bám sát Đề cương; nội dung thông tin, số liệu đầy đủ, kèm Phụ lục chi tiết;... phản ánh cơ bản toàn diện bức tranh tổng thể tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cũng cho biết, tại phiên họp các ý kiến cơ bản tán thành Báo cáo của Chính phủ và cho rằng, trong năm 2024, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, trách nhiệm với nhiều đổi mới; bám sát yêu cầu nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác thi hành pháp luật; khắc phục một bước những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra trước đó;...
Để hoàn thiện Báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng lưu ý, Báo cáo của Chính phủ cần tiếp tục bám sát Đề cương yêu cầu đề ra đồng thời làm rõ thêm một số nội dung liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu trong công tác hoàn thiện thể chế, chậm ban hành/nợ đọng văn bản; phân tích và chỉ rõ hơn nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên các lĩnh vực thực hiện;...
Bên cạnh đó, về mặt giải pháp thời gian tới cần tiếp tục xác định công tác thi hành pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của Chính phủ, các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật. Tập trung nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác xây dựng pháp luật, kiểm soát số lượng dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội xem xét cho ý kiến và thông qua ở từng kỳ họp trong đó, lưu ý sắp xếp thứ tự ưu tiên đảm bảo tiến độ và chất lượng Hồ sơ dự án luật trình Quốc hội.
Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, trình, ban hành các văn bản quy định chi tiết, khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản quy định kéo dài, nợ văn bản quy định chi tiết mới phát sinh trong kỳ báo cáo, khắc phục tình trạng ban hành văn bản quy định chi tiết chậm so với hiệu lực thi hành của luật. Quan tâm bố trí đủ các điều kiện cũng như đảm bảo nguồn lực tương xứng cho công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật;...
Ngoài ra, cũng cần lưu ý tăng cường xử lý các văn bản quy phạm pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo; theo dõi, đôn đốc việc hợp nhất văn bản bảo đảm tiến độ, chất lượng; nghiên cứu và đánh giá tác động kỹ lưỡng các chính sách, quy định trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;...
***Một số hình ảnh tại Phiên họp:
Toàn cảnh Phiên thẩm tra sơ bộ Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị qyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng báo cáo tại phiên họp
Các vị đại biểu tham dự
Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Đồng Ngọc Ba trình bày dự thảo Báo cáo của Nhóm nghiên cứu
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao Nguyễn Duy Giảng phát biểu tại phiên họp
Phó vụ Trưởng Vụ Pháp chế & Quản lý khoa học TANDTC Nguyễn Văn Tùng phát biểu tại phiên họp
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành phát biểu tại phiên họp
Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Trần Thị Kim Nhung phát biểu tại phiên họp
Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Minh Hiếu phát biểu tại phiên họp
Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Tô Văn Tám phát biểu tại phiên họp
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng báo cáo, giải trình làm rõ một số nội dung được nêu tại phiên họp
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng kết luận phiên họp./.