(VOV)_Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và công ty nhà nước, Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư hướng dẫn quyết định của Thủ tướng. Theo ông Phạm Đình Cường, Cục trưởng Cục công sản, Bộ Tài chính hiện nay, đã có ba cán bộ thuộc tiêu chuẩn đi xe công của Văn phòng Quốc hội không đi xe công. Hơn nữa lái xe taxi chuyên nghiệp hơn nhiều, họ thạo đường, biết lách chỗ nào tắc,… Chắc chắn dịch vụ xe tư nhân sẽ phát triển.
Chọn xe tư vì tiết kiệm hơn
Theo thông tư nói trên, ngoài việc là tiếp tục sử dụng xe công, các cán bộ có tiêu chuẩn đi xe công sẽ được lựa chọn là tự túc phương tiện hoặc sử dụng phương tiện công cộng. Nếu họ tự túc hay đi xe công cộng thì sẽ được khoán kinh phí. Nghĩa là nhà nước sẽ trả lại chi phí nếu họ không dùng xe công để họ chủ động lựa chọn những hình thức phù hợp hơn. Về điều này, theo ông Phạm Đình Cường, chắc chắn xe tư nhân sẽ giúp họ tiện lợi hơn rất nhiều, thậm chí nếu họ chọn phương tiện ít tiền hơn thì sẽ tạo được một thu nhập thoả đáng. Giá khoán xe tính theo giá taxi
Theo Bộ Tài chính, giá khoán xe do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định vì tính trên cơ sở của giá taxi để sát với giá thị trường. Thay vì dùng tiêu chuẩn đi xe công thì đi xe taxi. Hơn nữa, giá taxi các thị trường khác nhau, thậm chí ngay một thị trường cũng khác nhau, cho nên quy định chọn lựa thống nhất là mức giá taxi vừa phải, không quá cao mà cũng không quá thấp.
Ông Cường cũng cho hay, quan điểm của Chính phủ là cùng chi phí của ngân sách, nếu giảm chi phí đi được thì tốt, mà ngay cả không giảm được nhưng có lợi thì cũng hoan nghênh. Ví dụ nếu như người ta lựa chọn phương thức đi xe công thì một tháng chi phí hết 10 triệu đồng khoán 8 triệu đồng thì tốt rồi; nhưng nếu khoán 10 triệu thì quan điểm của ngân sách vẫn là có lợi. Lợi là cải thiện được đời sống cán bộ, người ta được tự chủ lựa chọn phương tiện (tuy nhiên, trên thực tế, mức khoán sẽ chặt chẽ) và có rất nhiều khoản có thể tiết kiệm được. Xe để rỗi thì vẫn mất khấu hao, nhà nước vẫn phải trả mà cá nhân không được lợi gì cả.
Ngoài ra, nếu cá nhân đi thuê xe thì nhà nước sẽ không phải trả tiền cho lái xe nữa. Đây thể hiện quan điểm nhìn vào mặt tổng thể vẫn có lợi hơn, ngay cả khoán đúng mức chi phí Nhà nước.
Với những tiện ích trên, ông Cường cho rằng, chắc chắn là các cán bộ thuộc tiêu chuẩn đi xe công sẽ lựa chọn hình thức thuê các dịch vụ xe tư. Hiện nay tại các đô thị lớn nhất là Hà Nội và Tp HCM đã có các công ty tư nhân phát triển dịch vụ này rất nhanh và chất lượng. Họ có đội xe sang trọng và cao cấp. Lái xe cũng rất chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản cả phong cách phục vụ đến cách giao tiếp với khách.
Các bộ, ngành có thể ký hợp đồng với tư nhân
Đội xe của các cơ quan Nhà nước sẽ đi đâu về đâu? Ông Cường cho hay xu hướng là xe của các đội xe sẽ giảm. Bởi xe dùng chung cho các lãnh đạo dưới cấp Thứ trưởng thì không được thay thế mà chuyển dần sang xe thị trường. Như vậy để phù hợp với lộ trình giảm dần xe công, phát triển thị trường xe công cộng. Ngoài ra, xe “già” cũng không thay thế do vậy cũng sẽ không tuyển thêm tài xế. Sẽ thành lập đội xe chung của nhiều cơ quan. Bởi hiện nay lái xe tại hầu hết các bộ, ngành làm việc theo hợp đồng nên phương án có thể dồn các đội xe của các cơ quan hành chính vào thành một đơn vị, vì xu thế là các cơ quan này sẽ tập trung vào một chỗ, khi đó số lượng xe sẽ ít đi. Tương tự như vậy, tại địa phương thì cũng chỉ cần có một đội xe chung. Tất cả các cán bộ có tiêu chuẩn có thể gọi đội xe đó khi cần di chuyển.
Với xu thế là khoán xe công, ông Cường cho rằng, các bộ, ngành có thể ký hợp đồng với một công ty cung cấp dịch vụ này. Khi đó tất nhiên là không cần quan tâm đến chỗ đỗ, lái xe. Về mặt xã hội là rất có lợi, vì nhiều xe nên họ điều hành tốt, bất kỳ xe nào trống thì được điều đến đưa đón cán bộ đi họp. Chứ như hiện nay, lái xe phải chờ khi nào cán bộ đi họp thì mới có việc còn không thì cứ ngồi chờ, thậm chí đưa cán bộ đi họp thì lại phải ngồi cả ngày để chờ đón về. Như thế rất là lãng phí nhân lực mà lại không tận dụng được những lúc xe trống.
Theo thông tư, có 4 cơ quan không được cho thuê xe là Văn phòng chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng quốc hội, Văn phòng Trung ương Đảng. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai cũng có thể thuê xe công được, mà đối tượng chỉ hạn chế vào các cơ quan nhà nước có thể thuê với nhau. Khi thuê là có hạch toán vào cơ quan. Do vậy rất khó xảy ra trường hợp xe công bị sử dụng sai mục đích.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, việc khoán xe công sẽ tiết kiệm được khoảng 1.000 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, ông Cường cho là còn tiết kiệm được nhiều hơn. Chỉ tính nhẩm là mỗi năm xe phải mua 2.000 xe, với quy định này thì số lượng xe sẽ giảm tối đa, chỉ được mua có mấy chục xe thôi. Như vậy, việc tiết kiệm mua sắm là thấy rất rõ. Như vậy, mỗi năm giảm bớt gần 2.000 xe tức là sẽ giảm 2.000 lái xe, thậm chí 2.000 chỗ để xe cũng là khoản tiết kiệm, ông Cường nói./.
Giá khoán xe tính theo giá taxi
Theo Bộ Tài chính, giá khoán xe do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định vì tính trên cơ sở của giá taxi để sát với giá thị trường. Thay vì dùng tiêu chuẩn đi xe công thì đi xe taxi. Hơn nữa, giá taxi các thị trường khác nhau, thậm chí ngay một thị trường cũng khác nhau, cho nên quy định chọn lựa thống nhất là mức giá taxi vừa phải, không quá cao mà cũng không quá thấp.