(VOV)_Chiều nay (24/3), Bộ Công thương tổ chức họp báo về công tác bảo đảm nguồn và tổ chức kinh doanh xăng dầu trong thời gian tới. Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú chủ trì buổi họp báo.
Từ quí IV/2007 đến nay giá dầu thế giới diễn biến phức tạp theo xu hướng liên tục tăng cao. Đây là một trong những nhân tố tác động đến lạm phát và suy giảm kinh tế trên qui mô toàn cầu.
Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú thông báo kết quả cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ cùng các Phó Thủ tướng, các Bộ Công thương, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (22/3), đồng thời khẳng định: Mục tiêu của Chính phủ là bình ổn giá xăng dầu trong một thời gian nhất định; Cương quyết thực hiện kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Việc giữ giá dầu từ nay đến tháng 6 không có nghĩa là quay lại cơ chế cũ.
Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cũng khẳng định, hiện Bộ Tài chính đang tiến hành bù phần lỗ năm 2006, 2007 và 2 tháng đầu năm 2008 cho doanh nghiệp (khoảng 600 tỷ đồng). Tuy nhiên, Bộ Tài chính luôn bù chậm cho doanh nghiệp.
Về quỹ bình ổn giá xăng dầu, ông Nguyễn Cẩm Tú cho biết, có nhiều phương án xây dựng quỹ này. Bộ Công thương và Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam đã xây dựng phương án và trình lên Thủ tướng. Theo đề án này, nếu giá tăng, đối với xăng phải chờ thời cơ để bù, còn với dầu thì bù lỗ theo cơ chế của Nhà nước. Nếu giá xăng dầu thế giới giảm thì ổn định mức giá như hiện nay để doanh nghiệp có lợi nhuận, đối với xăng dầu thì trích lợi nhuận cho quỹ bình ổn.
Trả lời câu hỏi của báo chí về việc, các doanh nghiệp được phép đăng ký giá xăng sẽ ảnh hưởng đến lợi ích người tiêu dùng (doanh nghiệp liên kết để tăng giá), Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cho biết: Tất cả các doanh nghiệp đều không đăng ký vượt mức trần của Chính phủ cho phép. Giá đăng ký cao nhất là 15.000 đồng/lít (1 doanh nghiệp), còn lại hầu hết doanh nghiệp đăng ký ở mức 14.000-14.500 đồng/lít. Liên bộ Tài chính-Công thương quyết định ở mức giá 14.500 là hợp lý. Vì thế, không có việc doanh nghiệp liên kết để “hại” người tiêu dùng, vì bản thân thị trường không cho phép đẩy giá lên cao.
Về tác động của tăng giá xăng dầu với chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cho biết, điều này sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp. Giá tăng theo quyền số của các doanh nghiệp vận tải, thép… là có thể tính toán được ngay; nhưng còn với các ngành nghề kinh doanh gián tiếp khác thì không thể tính toán cụ thể được. Tuy nhiên, có thể ước tính, tác động chung vào CPI khoảng 2,58%.
Về phương án dự trữ xăng dầu, bà Đàm Thị Huyền- Phó Tổng giám đốc Petrolimex cho biết, khả năng về hạ tầng, kho bến của Việt Nam không cho phép tăng lượng xăng dầu dự trữ