Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu khai mạc Hội nghị
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng tham dự Hội nghị. Cùng dự có: Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình; Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến; Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục TN, TN và NĐ Phan Thanh Bình; Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến; Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; các đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương; đại diện các bộ, ngành có liên quan.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ, Hội nghị được tổ chức với mục đích để các đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan tổ chức có liên quan trao đổi, thảo luận, đề ra các biện pháp cụ thể để tiếp tục đổi mới, triển khai có hiệu quả Chương trình đã được Quốc hội quyết định , kịp thời thể chế hóa các Nghị quyết Trung ương, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; đồng thời nâng cao trách nhiệm, tăng cường mối quan hệ công tác, phối hợp giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội chuyên trách với Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan trong hoạt động xây dựng pháp luật, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong việc triển khai công tác lập pháp của Quốc hội.
Chương trình năm 2018 còn 18 dự án luật thông qua và 06 dự án luật cho ý kiến
Trình bày Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và 2019, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết về nhiệm vụ xây dựng luật, pháp lệnh, theo chương trình ban đầu trong năm 2018, Quốc hội sẽ thông qua 20 luật, 01 nghị quyết vè cho ý kiến về 03 luật khác. Tuy nhiên từ kỳ họp thứ 3 đến nay, theo đề nghị của Chính phủ và các cơ quan hữu quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội đã quyết định điều chỉnh tiến độ 06 dự án luật, rút khỏi chương trình 03 dự án luật; bổ sung vào Chương trình 05 dự án luật, 01 dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Như vậy, sau khi điều chỉnh, Chương trình năm 2018 còn 18 dự án luật thông qua và 06 dự án luật cho ý kiến. tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã thông qua 07 luật, 01 nghị quyết; còn lại 11 dự án luật trong Chương trình thông qua và 06 dự án luật cho ý kiến đc dồn vào kỳ họp thứ 6, chưa kể những dự án luật đang được các coq quan kiến nghị bổ sung vào Chương trình và các dự thảo nghị quyết thành lập các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định trình bày báo cáo
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, trong số các dự án nêu trên, có những dự án còn chậm tiến độ chuẩn bị phải xin lùi thời gian trình; có những dự án mặc dù đã được Quốc hội cho ý kiến 2 lần nhưng nội dung vẫn còn ý kiến rất khác nhau; một số dự án khác qua thảo luận tại Quốc hội cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến nội dung được các đại biểu Quốc hội góp ý cần tiếp tục hoàn chỉnh với yêu cầu rất khẩn trương.
Cũng theo Báo cáo, quỹ thời gian từ nay đến kỳ họp thứ 6 của Quốc hội chỉ còn 03 tháng, trong khi khối lượng công việc lại rất nhiều. Để chuẩn bị cho kỳ họp cuối năm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 03/11 dự án còn lại tại phiên họp tháng 09/2018 trước khi trình Quốc hội thông qua. Đối với các dự án cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến đối với 02/6 dự án tại phiên họp tháng 08/2018vaf 04/6 dự án còn lại tại phiên họp tháng 9/ 2018. Công việc này đỏi hỏi các cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra, cơ quan chủ trì tiếp thu, chỉnh lý và các cơ quan có liên quan phải phối hợp chặt chẽ mới có thể bảo đảm được tiến độ và chất lượng.
Năm 2019 phải bổ sung các dự án để tiếp tục triển khai thi hành Hiến pháp, Nghị quyết của Bộ Chính trị
Báo cáo cho biết, về nhiệm vụ xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, theo Nghị quyết của Quốc hội, trong năm 2019 Quốc hội sẽ xem xét thông qua 15 dự án luật và cho ý kiến về 03 dự án luật khác, cụ thể: tại kỳ họp thứ 7 sẽ xem xét thông qua 06 dự án luật, cho ý kiến 09 dự án luật khác; tại kỳ họp thứ 8 sẽ xem xét, thông qua 09 dự án luật và cho ý kiến 03 dự án luật khác.
Toàn cảnh hội nghị
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, ngoài 18 luật trên, theo yêu cầu của Nghị quyết Trung ương, kế hoạch của Bộ Chính trị, chỉ đạo của Ban Bí thư còn ít nhất 08 dự án luật khác phải được đưa vào Chương trình năm 2019 để thông qua. Trong số các dự án này, Chính phủ mới dự kiến đề xuất bổ sung 04 luật; Kiểm toán nhà nước dự kiến đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán nhà nước tại kỳ họp thứ 8. Các dự án còn lại chưa được Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cơ quan có trách nhiệm đưa vào Chương trình. Đồng thời trong năm 2019 cũng còn phải bổ sung các dự án để tiếp tục thực hiện kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp, Nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020; một số dự án đã được chuẩn bị nhưng chưa đảm bảo chất lượng nên phải rút khỉ Chương trình năm 2018 và chuyển sang Chương trình năm 2019; nghiên cứu, chuẩn bị các dự án để sẵn sang thực hiện Hiệp định Đói tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương(CPTPP); các dự án liên quan đến đất đai, xây dựng, nhà ở, đầu tư, kinh doanh…nhằm kịp thời tháo gỡ, khắc phục những bất cập, cản trở, thúc đẩy phát triển của đất nước.
Báo cáo cũng nêu rõ, đối với các dự án được đưa vào Chương trình theo quyết định của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Ủy ban Pháp luật phối hợp với các cơ quan hữu quan chuẩn bị Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo nguyên tắc: đối với những dự án đã được phân công từ trước thì giữ ổn định; đối với những dự án chưa được phân công thì cơ quan đề xuất sẽ là cơ quan trình, cơ quan thẩm tra đề nghị xây dựng luật sẽ là cơ quan thẩm tra. Đồng thời trên cơ sở đăng ký thời gian trình dự án của Chính phủ, ý kiến của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội đã dự kiến tiến độ cụ thể trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với từng dự án./.