Toàn cảnh Phiên họp
Tham dự phiên họp có đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc và một số Ủy ban của Quốc hội; đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam; Ngân hàng chính sách xã hội; đại diện các Bộ, ngành, đơn vị hữu quan.
Báo cáo tại phiên họp, Ngân hàng chính sách xã hội cho biết, giai đoạn vừa qua đã tập trung ưu tiên các nguồn lực cho người nghèo, vùng khó khăn. Tín đụng chính sách xã hội được thiết kế với một chuỗi các sản phẩm tín dụng để phục vụ người tu hành và các đối tượng chính sách khác theo tiến trình phát triển của họ, để tạo thành một hệ thống chính sách đồng bộ, bao phủ các nhóm đối tượng thụ hưởng, hỗ trợ đa chiều cho người dân không chỉ giảm nghèo mà còn thoát nghèo bền vững. Nguồn vốn tín dụng chính sách được tập trung ưu tiên cho vay đối với hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo để người dân yên tâm sản xuất kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững, Ngân hàng chính sách xã hội đã chú trọng tập trung nguồn lực cho những chương trình cho vay có hiệu quả cao, đó là các chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo để giúp phát triển sản xuất, thúc đẩy giảm nghèo nhanh và bền vững, chống tái nghèo.
Ngân hàng chính sách đã bám sát Nghị quyết 76 / 2014 / QH13 của Quốc hội về đây mạnh thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 và các nhiệm vụ được Thủ tưởng Chính phủ giao; phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành ở trung ương và cấp ủy chính quyền các địa phương tổ chức thực hiện tốt yêu cầu thiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Tín dụng chính sách xã hội đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đến nay đã thực sự đi vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình ủng hộ, tạo được lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Liên quan đến một số khó khăn, tồn tại Bộ Tài chính cho biết, một trong số những vướng mắc trong việc huy động, cân đối, quản lý sử dụng, giai đoạn vừa qua là do Nhà nước ban hành khá nhiều chỉnh sách nhằm giảm nghèo, dẫn đến nguồn lực bị dàn trải. Nhu cầu chi ngân sách nhà nước, đặc biệt cho mục tiêu cho an sinh xã hội, giảm nghèo hàng năm tăng lớn trong khi việc bố trí ngân sách bị ràng buộc bởi nhiều mục tiêu, như phải đảm bảo cả cơ cấu ngân sách được phí ngân sách nhà nước, chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, đảm bảo chi cho con người, an sinh (giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, môi trường) trong chi thường xuyên xã hội và chỉ cho quốc phòng, an ninh, đảm bảo cơ cấu chi cho một số lĩnh vực giải quyết các chính sách lớn như tiền lương, chính sách đối với người có công, chính sách bảo trợ xã hội, ... Đồng thời, cùng một lúc ngân sách nhà nước phải cân đối thực hiện rất nhiều chính sách nói chung và chính sách đối với người nghèo, hộ đồng bảo dân tộc thiểu số nói riêng, nên bố trí nguồn lực có nhiều khó khăn (bảo hiểm y tế, học bổng học sinh dân tộc, tiền ăn cho học sinh, tín dụng cho sinh viên, bảo hiểm nông nghiệp, phụ cấp cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng khó khăn, ...). Nhu cầu kinh phí thực tế thực hiện lớn hơn so với dự kiến ban đầu. Việc huy động các nguồn lực tài chính khác còn rất hạn chế so với phương án chính sách đề ra.
Bên cạnh đó, nói về một số hạn chế, Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng chỉ ra rằng thời gian qua nước ta thường xuyên chịu nhiều tác động của biên đổi khí hậu, thiên tai làm ảnh hưởng trưc tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và hiệu quả sử dụng vốn tín dụng chính sách của hộ vay, đặc biệt là hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số; tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo cao.
Đưa ra một số đề xuất, kiến nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các Bộ, ngành và địa phương khẩn trương triển khai thực hiện một số vấn đề theo quy định của Luật Đầu tư công, trong đó có các nội dung liên quan trực tiếp đến việc xây dựng, thẩm định các chương trình, dự án đầu tư công để làm cơ sở cho việc bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Bộ xây dựng đề nghị các địa phương nghiêm túc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội; Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí, phân bổ nguồn vốn cho các Chương trình hỗ trợ và phát triển nhà ở kịp thời, đúng kế hoạch.
Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Bùi Sỹ Lợi phát biểu
Cho ý kiến tại phiên họp, thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội và một số đại biểu chỉ ra rằng nguồn lực để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách còn hạn chế so với nhu cầu thực tế của người nghèo vầ các đối tượng chính sách; đồng thời việc sử dụng nguồn vốn vay cũng còn gặp nhiều khó khăn.
Một số ý kiến nêu rõ, hệ thống chính sách để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, phát triển kinh tế- xã hội, cải thiện sinh kế còn phân tán nên hiệu quả chưa cao, vẫn còn dẫn tới nhiều cách hiểu trong quá trình triển khai, áp dụng; một số thủ tục còn phức tạp nên gặp khó khăn trong lồng ghép, huy động, sử dụng, quản lý nguồn lực; sự phối hợp giữa các cơ quan, các địa phương còn chưa thực sự đồng bộ.
Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng vẫn còn nhiều điểm nghẽn trong vấn đề nhà ở cho người nghèo; chính sách vay vốn của hộ nghèo; giản ngân vốn chậm; mục tiêu đặt ra còn cao so với năng lực thực hiện…
Kết luận một số nội dung làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh nêu rõ, các báo cáo của Bộ, ngành cơ bản đã bám sát đề cương. Sau phiên họp này, đề nghị các Bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện báo cáo, làm rõ một số nội dung liên quan, bổ sung số liệu rõ ràng, cụ thể, tiếp tục hoàn thiện các đề xuất, giải pháp. Chủ nhiệm Nguyễn Thúy Anh cũng đề nghị các báo cáo cần hoàn thiện sớm và gửi về Ủy ban trước ngày 28/8 để Ủy ban kịp chuẩn bị cho việc tiến hành buổi làm việc với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về các vấn đề liên quan đến công tác giảm nghèo./.