Cho ý kiến tại phiên họp, Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội và một số đại biểu chỉ ra rằng nguồn lực để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách còn hạn chế so với nhu cầu thực tế của người nghèo vầ các đối tượng chính sách; đồng thời việc sử dụng nguồn vốn vay cũng còn gặp nhiều khó khăn.
Một số ý kiến nêu rõ, hệ thống chính sách để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, phát triển kinh tế- xã hội, cải thiện sinh kế còn phân tán nên hiệu quả chưa cao, vẫn còn dẫn tới nhiều cách hiểu trong quá trình triển khai, áp dụng; một số thủ tục còn phức tạp nên gặp khó khăn trong lồng ghép, huy động, sử dụng, quản lý nguồn lực; sự phối hợp giữa các cơ quan, các địa phương còn chưa thực sự đồng bộ. Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng vẫn còn nhiều điểm nghẽn trong vấn đề nhà ở cho người nghèo; chính sách vay vốn của hộ nghèo; giản ngân vốn chậm; mục tiêu đặt ra còn cao so với năng lực thực hiện…
Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại phiên họp:
Ủy ban Về các vấn đề xã hội tiếp tục tổ chức phiên họp nghe các Bộ, ngành báo cáo về việc thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 thuộc lĩnh vực phụ trách.
Báo cáo tại phiên họp, đại diện các Bộ, ngành cho biết, đơn vị đã luôn bám sát Nghị quyết 76 / 2014 / QH13 của Quốc hội về đây mạnh thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 và các nhiệm vụ được Thủ tưởng Chính phủ giao; phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành ở trung ương và cấp ủy chính quyền các địa phương tổ chức thực hiện tốt yêu cầu thiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Tín dụng chính sách xã hội đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đến nay đã thực sự đi vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình ủng hộ, tạo được lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Nguyễn Đức Hải cho biết, giai đoạn vừa qua, Ngân hàng đã tập trung ưu tiên các nguồn lực cho người nghèo, vùng khó khăn. Tín đụng chính sách xã hội được thiết kế với một chuỗi các sản phẩm tín dụng để phục vụ người tu hành và các đối tượng chính sách khác theo tiến trình phát triển của họ, để tạo thành một hệ thống chính sách đồng bộ, bao phủ các nhóm đối tượng thụ hưởng, hỗ trợ đa chiều cho người dân không chỉ giảm nghèo mà còn thoát nghèo bền vững.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đề nghị các địa phương nghiêm túc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội; Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí, phân bổ nguồn vốn cho các Chương trình hỗ trợ và phát triển nhà ở kịp thời, đúng kế hoạch.
Phản ánh về một số hạn chế trong qua trình triển khai, Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú cũng chỉ ra rằng thời gian qua nước ta thường xuyên chịu nhiều tác động của biên đổi khí hậu, thiên tai làm ảnh hưởng trưc tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và hiệu quả sử dụng vốn tín dụng chính sách của hộ vay, đặc biệt là hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số; tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo cao.
Cho ý kiến tại phiên họp, thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội và một số đại biểu chỉ ra rằng nguồn lực để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách còn hạn chế so với nhu cầu thực tế của người nghèo vầ các đối tượng chính sách; đồng thời việc sử dụng nguồn vốn vay cũng còn gặp nhiều khó khăn.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề Nguyễn Hoàng Mai cho rằng hệ thống chính sách để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, phát triển kinh tế- xã hội, cải thiện sinh kế còn phân tán nên hiệu quả chưa cao, vẫn còn dẫn tới nhiều cách hiểu trong quá trình triển khai, áp dụng; một số thủ tục còn phức tạp nên gặp khó khăn trong lồng ghép, huy động, sử dụng, quản lý nguồn lực; sự phối hợp giữa các cơ quan, các địa phương còn chưa thực sự đồng bộ.
Các đại biểu cũng cho rằng vẫn còn nhiều điểm nghẽn trong vấn đề nhà ở cho người nghèo; chính sách vay vốn của hộ nghèo; giản ngân vốn chậm; mục tiêu đặt ra còn cao so với năng lực thực hiện…
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Hữu Toàn phát biểu tại phiên họp.
Kết luận một số nội dung làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh nêu rõ, các báo cáo của Bộ, ngành cơ bản đã bám sát đề cương. Sau phiên họp này, đề nghị các Bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện báo cáo, làm rõ một số nội dung liên quan, bổ sung số liệu rõ ràng, cụ thể, tiếp tục hoàn thiện các đề xuất, giải pháp.
Chủ nhiệm Nguyễn Thúy Anh cũng đề nghị các báo cáo cần hoàn thiện sớm và gửi về Ủy ban để kịp thời chuẩn bị cho việc tiến hành buổi làm việc với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về các vấn đề liên quan đến công tác giảm nghèo./.