Tham dự phiên họp có: Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm, đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan hữu quan, Văn phòng Chính phủ cùng các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách, các thành viên của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
Thảo luận tại phiên họp, một số ý kiến đại biểu đề nghị cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa cơ quan thanh tra và Mặt trận Tổ quốc trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; làm rõ các nhóm nguyên nhân để có giải pháp phù hợp; bổ sung đánh giá về việc chấp hành thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2021 để có cơ sở đánh giá toàn diện hơn công tác này; bố trí đội ngũ cán bộ, công chức có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm trực tiếp làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là liên quan đến các lĩnh vực phát sinh nhiều khiêu nại, tố cáo như đất đai, xây dựng,…
Tại phiên họp đại diện các bộ, ngành hữu quan đã có phần giải trình làm rõ một số nội dung các đại biểu quan tâm. Sau phiên họp, các bộ , ngành có liên quan sẽ phối hợp với Thanh tra Chính phủ tiếp tục rà soát làm rõ một số nội dung trong báo cáo, đảm bảo tính toàn diện, đầy đủ và chất lượng của Báo cáo công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2021 trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2.
Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại phiên họp:
Toàn cảnh phiên họp
Phiên họp được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp
Báo cáo tại phiên họp, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm cho biết, trong bối cảnh đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có do đại dịch Covid-19 gây ra nhưng các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự và thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra
Bên cạnh những chuyển biến tích cực, Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm cũng nêu rõ những hạn chế còn tồn tại trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong đó, có những tồn tại đã chỉ ra trước đó nhưng chưa được khắc phục triệt để, có những tồn tại, hạn chế do ảnh hưởng từ diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19, như: Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền còn chậm, có nhiều sai sót, nhất là cấp cơ sở; một số địa phương chưa tích cực rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài; …
Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành nhấn mạnh, báo cáo chưa phân tích, đánh giá, làm rõ một số đặc điểm tình hình và kết quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2021 so với các năm trước đó; chưa làm rõ trong tổng số vụ việc khiếu nại, tố cáo được nêu có bao nhiêu là số vụ việc phát sinh mới trong năm, số vụ việc tồn đọng từ các năm trước, các vụ việc khiếu nại, tố cáo vượt cấp; chưa đánh giá đầy đủ tác động của những hạn chế, yếu kém trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đến sự ổn định, trật tự, an toàn xã hội; kết quả khắc phục một số tồn tại, hạn chế, nguyên nhân đã được chỉ ra trong Báo cáo các năm trước…
Thảo luận tại phiên họp, đa số ý kiến phát biểu đều tán thành với báo cáo của Chính phủ cũng như đánh giá cao báo cáo thẩm tra một cách toàn diện, kỹ lưỡng của Ủy ban Pháp luật. Theo đó, các đại biểu cho rằng, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2021 đã có nhiều chuyển biến tích cực cho thấy nỗ lực, cố gắng của Chính phủ, các cấp, các ngành trong công tác này
Cơ bản đồng tình với nhiều nội dung tại báo cáo của Chính phủ, đại biểu Lê Minh Nam, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách cho rằng, tại báo cáo mặc dù đã nhận định năm 2022, tình hình kinh tế, xã hội nước ta vẫn gặp khó khăn, thách thức do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19. Tình hình khiếu nại, tố cáo dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, có khả năng tăng cao sau khi thực hiện dỡ bỏ các biện pháp hạn chế, giãn chách xã hội. Tuy nhiên, đại biểu kiến nghị Chính phủ cần phải chú trọng ứng phó với khó khăn này ngay trong quý IV/2021
Cho ý kiến về giải quyết các vụ việc khiếu nại đông người, kéo dài, đại biểu Phạm Văn Hòa, thành viên Ủy ban Pháp luật cho rằng, cần phân loại, làm rõ số vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người mới phát sinh trong năm 2021, số vụ việc từ những năm trước còn tồn tại. Từ đó, có đánh giá cụ thể về nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp để sớm khắc phục triệt để tình trạng các vụ việc khiếu nại đông người, kéo dài. Đồng thời, Chính phủ cũng cần giao trách nhiệm xử lý cụ thể cho từng cơ quan, xác định rõ thời hạn giải quyết đối với từng vụ việc
Ngoài ra, một số ý kiến đại biểu cũng đề nghị, cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa cơ quan thanh tra và Mặt trận Tổ quốc trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; làm rõ các nhóm nguyên nhân để có giải pháp phù hợp; bổ sung đánh giá về việc chấp hành thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2021 để có cơ sở đánh giá toàn diện hơn công tác này; bố trí đội ngũ cán bộ, công chức có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm trực tiếp làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là liên quan đến các lĩnh vực phát sinh nhiều khiêu nại, tố cáo như đất đai, xây dựng,…
Tại phiên họp đại diện các bộ, ngành hữu quan đã có phần giải trình làm rõ một số nội dung các đại biểu quan tâm. Sau phiên họp, các bộ , ngành có liên quan sẽ phối hợp với Thanh tra Chính phủ tiếp tục rà soát làm rõ một số nội dung trong báo cáo, đảm bảo tính toàn diện, đầy đủ và chất lượng của Báo cáo công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2021 trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2
Kết luận nội dung làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng khẳng định, với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm phiên họp thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2021 đã hoàn thành nội dung đề ra
Nhấn mạnh, Báo cáo của Chính phủ đủ điều kiện trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứu 2, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng lưu ý, cơ quan soạn thảo trên tinh thần nội dung thẩm tra, các ý kiến góp ý của các đại biểu để hoàn thiện một số nội dung cụ thể tại Báo cáo. Trong đó, chú trọng, vấn đề xây dựng cơ sở dữ liệu về giải quyết khiếu nại, tố cáo, có sự kết nối đồng bộ thông tin giữa các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội đảm bảo tốt nhất cho hiệu quả của công tác này thời gian tới
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nội dung thảo luận tại phiên họp, Ủy ban Pháp luật sẽ tiếp tục hoàn thiện Báo cáo thẩm tra chính thức trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV