Toàn cảnh phiên họp.
Tại phiên họp, trình bày Đề án thành lập thị xã Chơn Thành, các phường thuộc thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, phương án thành lập thị xã Chơn Thành và các phường thuộc thị xã Chơn Thành trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số người của huyện Chơn Thành. Thành lập 05 phường Hưng Long, Thành Tâm, Minh Hưng, Minh Long Minh Thành thuộc thị xã Bình Phước trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị trấn Chơn Thành và các xã Thành Tâm, Minh Hưng, Minh Long, Minh Thành thuộc huyện Chơn Thành.
Cụ thể, sau khi thành lập thị xã Chơn Thành và 05 phường thuộc thị xã Chơn Thành, không thay đổi về diện tích tự nhiên, dân số và số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trực thuộc nhưng có tăng 01 thị xã, giảm 01 huyện, giảm 01 thị trấn và 04 xã, tăng 05 phường; có 11 đơn vị hành chính cấp huyện; 111 đơn vị hành chính cấp xã. Thị xã Chơn Thành sau khi thành lập có 390,34 km diện tích tự nhiên và quy mô dân số 121.083 người; có 09 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 05 phường và 04 xã.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng trình bày nội dung Đề án
Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng, về điều kiện thành lập thị xã Chơn Thành và 05 phường thuộc thị xã Chơn Thành đã bảo đảm đủ 05 điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 128 Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Về tiêu chuẩn căn cứ các tiêu chuẩn của thị xã thuộc tỉnh và phường thuộc thị xã quy định tại Điều 6, Điều 8 và điểm c khoản 2 Điều 31 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13, huyện Chơn Thành đạt đủ 05 tiêu chuẩn để thành lập thị xã thuộc tỉnh, thị trấn Chơn Thành và 04 xã đạt đủ 04 tiêu chuẩn để thành lập phường thuộc thị xã thuộc tỉnh.
Nêu ý kiến thẩm tra về đề án này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật thấy rằng hồ sơ Đề án đã bảo đảm đầy đủ các tài liệu theo đúng quy định. Trình tự, thủ tục lập Đề án đáp ứng quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13.
Về điều kiện thành lập thị xã Chơn Thành và các Phường thuộc thị xã Chơn Thành bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, của vùng và của tỉnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy được tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước nói chung và của huyện Chơn Thành nói riêng.
Bên cạnh đó, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị chính quyền địa phương báo cáo cụ thể hơn về việc lập danh sách cử tri và tổ chức lấy ý kiến cử tri về Đề án này đã đúng theo quy định của Nghị định số 54/2018/NĐ-CP của Chính phủ hay chưa.
Về việc thành lập Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thị xã Chơn Thành, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có Tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã có văn bản tham gia thẩm tra, trong đó thống nhất với đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Về việc thành lập các phường thuộc thị xã Chơn Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy cho biết, qua xem xét Tờ trình và Đề án của Chính phủ, căn cứ vào Điều 8 của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13, các xã, thị trấn dự kiến thành lập phường đáp ứng các tiêu chuẩn về quy mô dân số, diện tích tự nhiên và cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Riêng đối với tiêu chuẩn về hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, qua giá của Bộ Xây dựng tại văn bản số 5539/BXD-PTĐT ngày 17/11/2020 và đến két quả đánh thời điểm Chính phủ trình Đề án thì cả 05 xã, thị trấn dự kiến thành lập phường mới đáp ứng 11/12 tiêu chuẩn, 01 tiêu chuẩn chưa đạt là tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật.
Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ và chính quyền địa phương cung cấp thêm thông tin về mức độ đáp ứng tiêu chuẩn tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật của 05 xã, thị trấn dự kiến thành lập phường thuộc đô thị Chơn Thành từ khi Bộ Xây dựng rà soát, đánh giá đến nay. Trường hợp chưa đáp ứng được tiêu chuẩn về tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật thì căn cứ vào quy định tại Điều 8 của Nghị quyết số 1211, việc thành lập 05 phường thuộc thị xã Chơn Thành mới đạt 3/4 tiêu chuẩn theo quy định; tiêu chuẩn về hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đạt mức quy định tại Phụ lục 2 của Nghị quyết số 1210.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy trình bày ý kiến thẩm tra
Thường trực Ủy ban Pháp luật thấy rằng mặc dù việc đánh giá, công nhận loại đô thị thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của Bộ Xây dựng và Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 1314/QĐ-BXD ngày 05/10/2020 công nhận khu vực dự kiến thành lập thị xã Chơn Thành đạt tiêu chí đô thị loại IV, song việc công nhận loại đô thị cần thực hiện theo đúng quy định của Nghị quyết số 1210. Theo hồ sơ Đề án đề nghị công nhận khu vực dự kiến thành lập thị xã Chơn Thành đạt tiêu chí đô thị loại IV thì khu vực dự kiến thành lập thị xã Chơn Thành có mật độ dân số toàn đô thị là 275 người/km, mật độ dân số khu vực nội thị tính trên diện tích đất xây dựng đô thị là 6.561 người/km2. Như vậy, đối chiếu với quy định thì khu vực dự kiến thành lập thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước mới đạt tiêu chí mật độ dân số khu vực nội thị mà chưa đạt mức tối thiểu đối với tiêu chí về mật độ dân số toàn đô thị đối với đô thị loại IV.
Trong bối cảnh Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW đề ra nhiều chủ trương, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đô thị, phát triển đô thị bền vũng, khắc phục những hạn chế, bất cập trong quá trình phát triển đô thị thời gian qua việc quyết định thành lập các đơn vị hành chính đô thị cần được xem xét, đánh giá một cách kỹ lưỡng, thận trọng, bảo đảm chính xác và phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật cũng như yêu cầu phát triển của tình hình mới. Vì vậy, Ủy ban Pháp luật đề nghị Bộ Xây dựng báo cáo giải trình, làm rõ căn cứ của việc công nhận khu vực dự kiến thành lập thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đạt tiêu chí đô thị loại IV phù hợp với quy định tại Điều 7 và khoản 3 Điều 10 của Nghị quyết số 1210 để Ủy ban Pháp luật có cơ sở xem xét, thẩm tra về nội dung này.
Về chất lượng đô thị ở khu vực dự kiến thành lập thị xã Chơn Thành và các phường thuộc thị xã, Thường trực Ủy ban Pháp luật thấy rằng, mặc dù pháp luật chưa có quy định về điều kiện cần thiết đối với tỷ lệ diện tích đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên nhưng với những yêu cầu về phát triển đô thị và nâng cao chất lượng đô thị đặt ra trong Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị, thì việc thành lập thị xã Chơn Thành và các phường thuộc thị xã trên một địa bàn trải rộng, mật độ dân số thấp, tỷ lệ đất nông nghiệp lớn, đất xây dựng đô thị còn quá thấp sẽ đặt ra rất nhiều vấn đề về chất lượng đô thị. Đô thị càng mở rộng thì chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng và chi phí xã hội phát sinh từ việc thiếu hụt các dịch vụ thiết yếu cho người dân trên toàn địa bàn đô thị càng tăng lên; nhu cầu về vốn, nguồn lực đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong giai đoạn tiếp theo sẽ là con số không nhỏ. Bộ máy chính quyền tuy được chuyển đổi để phù hợp với chức năng quản lý đô thị nhưng lại bị cắt giảm chức năng quản lý, xử lý những vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp trong khi trên thực tế diện tích đất nông nghiệp và số lượng nông dân vẫn còn nhiều cũng là các bất cập đang gặp phải ở khá nhiều địa phương được chuyển đổi từ xã thành phường.
Do đó, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị đại diện Chính phủ, chính quyền địa phương cẩn bảo cao thêm về định hướng quy hoạch, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, đặc biệt là đối với diện tích đất trồng lúa; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phương án giải quyết các vấn đề bất cập như đã nêu ở trên để bảo đảm khu vực dự kiến thành lập thị xã Chơn Thành và các phường trực thuộc có thể phát triển toàn diện, bền vững, phù hợp với đặc điểm, tính chất của đô thị, phát huy được vai trò của đô thị loại IV.
Để thực hiện mục tiêu xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững, Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị chính quyền địa phương tỉnh Bình Phước tiếp tục quan tâm đầu tư, nâng cao chất lượng đô thị của đô thị Chơn Thành để bảo đảm phấn đến năm 2025 đạt các chỉ tiêu cụ thể được nêu trong Nghị quyết của Bộ Chính trị.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu
Phát biểu kết luận nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị, trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Pháp luật tại phiên họp hôm nay, Bộ Nội vụ tiếp tục phối hợp với các cơ quan có liên quan bổ sung thông tin giải trình về các nội dung mà Ủy ban Pháp luật yêu cầu để Ủy ban Pháp luật có đầy đủ thông tin báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét một cách khách quan./.