ĐOÀN ĐBQH TP.HCM LẤY Ý KIẾN GÓP Ý DỰ ÁN LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (SỬA ĐỔI)
ĐOÀN ĐBQH TỈNH CAO BẰNG TIẾP XÚC CỬ TRI THÀNH PHỐ CAO BẰNG
Đại biểu đóng góp ý kiến Dự thảo Luật Phòng, Chống bạo lực gia đình (sửa đổi).
Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) gồm 6 chương, 56 điều, tăng 10 điều so với luật hiện hành. Dự thảo luật có phạm vi điều chỉnh rộng, nhiều điểm mới sát với tình hình thực tế hiện nay theo hướng tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền con người theo Hiến pháp năm 2013, nâng cao hiệu lực, hiệu quả các thiết chế Nhà nước, xã hội cũng như vai trò của gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình.
Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở gồm 6 chương, 92 điều quy định về nội dung, hình thức, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở; quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Tham gia thảo luận, đa số các đại biểu đồng tình với sự cần thiết ban hành Luật Phòng, Chống bạo lực gia đình (sửa đổi) và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đồng thời, đưa ra nhiều ý kiến về phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở như: chỉ thực hiện luật tại các doanh nghiệp nhà nước; thống nhất, làm rõ các khái niệm công dân, người dân, bổ sung đối tượng người lao động thực hiện dân chủ cơ sở tại cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập, hình thức công khai thông tin; các nguyên tắc trong thực hiện dân chủ tại cơ sở; điều chỉnh khối doanh nghiệp tại khoản 2, điều 4; chỉnh sửa khoản 4, điều 25, điểm a, b tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở cho phù hợp, ngắn gọn, hạn chế trùng lặp; tại điều 20, điểm c, điểm e có nội dung tương đồng;
Một số đại biểu cho ý kiến về việc bổ sung và đa dạng hóa hình thức công khai thông tin; ý thức của cộng đồng dân cư, thôn, tổ dân phố; trách nhiệm giải trình của cơ quan cấp xã trong quá trình ban hành quy định hành chính bất lợi cho công dân và liên quan tới lợi ích của cộng đồng; bổ sung quy định về những nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được bàn bạc, quyết định trong cơ quan, đơn vị; rà soát lại quy định về việc ban hành nghị quyết của cộng đồng dân cư; quyền thụ hưởng của nhân dân như được yêu cầu cung cấp thông tin về chế độ, chính sách liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần, nhất là vấn đề về an sinh xã hội, phúc lợi xã hội của Trung ương và địa phương…
Đối với Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nên bỏ điều 2, khoản 2 Điều 3; bổ sung một số cụm từ chức danh kiểm tra viên (bỏ điểm b, khoản 1); xác định hành vi bạo lực gia đình, làm rõ tiêu chí, khái niệm về lao động quá sức, một số ý kiến về thời gian ra quyết định cấm tiếp xúc, quyền hạn của chủ tịch UBND xã, trách nhiệm của UBND các cấp và cơ quan công an…
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng Bế Minh Đức phát biểu kết luận hội nghị.
Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng Bế Minh Đức tiếp thu, ghi nhận các ý kiến đóng góp của các đại biểu, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh sẽ tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây cũng là căn cứ để Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh nghiên cứu, tham gia góp ý hoàn thiện các dự thảo luật để tạo sự đồng thuận, nhất trí cao.
Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở sẽ được Quốc hội khóa XV xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 4.