QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 14/02/2023

14/02/2023

"Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành tổng kết kỳ họp bất thường lần thứ 2 và thứ 3, Quốc hội khóa XV; Xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết hướng dẫn thi hành Nội quy kỳ họp Quốc hội; Cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng thủ dân sự; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Hội đồng kinh doanh EU- ASEAN…" là những hoạt động đáng chú ý của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong ngày 14/02/2023.

QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 13/02/2023

* Tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 14/02, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành tổng kết kỳ họp bất thường lần thứ 2 và thứ 3, Quốc hội khóa XV; Xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết hướng dẫn thi hành Nội quy kỳ họp Quốc hội...

Điều hành nội dung thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về công tác chuẩn bị Kỳ họp, việc trình hồ sơ, thẩm tra của các cơ quan, trình tự thủ tục, diễn biến kết quả Kỳ họp. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, việc đánh giá về Kỳ họp cần dựa trên quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Nội quy Kỳ họp, các quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ…

* Xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết hướng dẫn thi hành Nội quy kỳ họp Quốc hội, 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Thường trực Ủy ban Pháp luật chủ trì rà soát, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trên cơ sở ý kiến tại phiên họp, gửi lại xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội bằng văn bản để đảm bảo chặt chẽ, thống nhất và trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành.

Xem nội dung chi tiết tại đây: 

- TỔNG THUẬT SÁNG 14/02: TỔNG KẾT KỲ HỌP BẤT THƯỜNG THỨ 2 VÀ THỨ 3, XEM XÉT DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT HƯỚNG DẪN THI HÀNH NỘI QUY KỲ HỌP

- CÁC CHỦ THỂ CÓ THẨM QUYỀN KHI YÊU CẦU TỔ CHỨC KỲ HỌP BẤT THƯỜNG CỦA QUỐC HỘI PHẢI LÀM RÕ SỰ CẦN THIẾT

* Cũng trong buổi sáng 14/02, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu, tổ chức của Ban Thư ký.

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tập trung thảo luận về sự phù hợp của nội dung dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) với chủ trương, đường lối của Đảng, mục đích, quan điểm xây dựng, phạm vi sửa đổi, tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo Nghị quyết với hệ thống pháp luật, tính khả thi của các quy định trong dự thảo nghị quyết và các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung...

Xem nội dung chi tiết tại đây: KIỆN TOÀN TỔ CHỨC, NÂNG CAO TÍNH CHUYÊN NGHIỆP, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THƯ KÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO TỔNG THƯ KÝ QUỐC HỘI

* Chiều 14/02, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã làm việc với Đoàn doanh nghiệp Hội đồng Kinh doanh EU – ASEAN và EuroCham Việt Nam gồm đại diện gần 50 công ty, tập đoàn thành viên. 

Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Việt Nam và Quốc hội Việt Nam hết sức coi trọng và đánh giá cao quan hệ hợp tác với EU – đối tác quan trọng và tin cậy của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. Chủ tịch Quốc hội mong muốn Hội đồng Kinh doanh EU – ASEAN và EuroCham Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò quan trọng, tạo dựng cầu nối tin cậy, hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư EU vào ASEAN nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ LÀM VIỆC VỚI ĐOÀN DOANH NGHIỆP HỘI ĐỒNG KINH DOANH EU - ASEAN

* Chiều 14/02, tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 20, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng thủ dân sự và xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 12/2022 và tháng 01/2023. 

Điều hành nội dung phiên họp, Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự đã được trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội 2 lần, Tổng Thư ký Quốc hội đã có các thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung này. Dự án Luật cũng đã được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4, đa số ý kiến tán thành sự cần thiết của việc xây dựng luật, đồng thời bổ sung nhiều ý kiến xác đáng để hoàn thiện dự án Luật.

* Xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 12/2022 và tháng 01/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với các nội dung kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đề nghị Ban Dân nguyện tiếp thu ý kiến tại phiên họp, để hoàn thiện báo cáo, xin ý kiến các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, qua đó gửi đến các cơ quan để tiếp tục theo dõi việc thực hiện. 

Xem nội dung chi tiết tại đây: TỔNG THUẬT CHIỀU 14/02: UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CHO Ý KIẾN VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LỚN CÒN Ý KIẾN KHÁC NHAU CỦA DỰ ÁN LUẬT PHÒNG THỦ DÂN SỰ

* Chiều 14/02, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Thường trực Ủy ban Pháp luật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để chuẩn bị triển khai, thực hiện các nhiệm vụ lập pháp trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV thuộc các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch theo định hướng Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh và các kiến nghị tại Hội thảo Văn hóa 2022.

Qua thảo luận, các đại biểu cho rằng, các nội dung Báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã khái quát đúng trọng tâm. Hầu hết các kiến nghị, đề xuất tại Hội thảo Văn hóa 2022 đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Một số lĩnh vực được các đại biểu Quốc hội đề xuất, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng cần có ý kiến trả lời rõ ràng trong Báo cáo này.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ỦY BAN VĂN HÓA, GIÁO DỤC LÀM VIỆC VỚI CÁC CƠ QUAN CHUẨN BỊ TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ LẬP PHÁP

* Theo Nghị quyết số 671 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thời gian lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bắt đầu từ ngày 03/01/2023 và kết thúc vào ngày 15/3/2023. Tuy nhiên, đến thời điểm này tiến độ triển khai còn chậm, vì vậy, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã yêu cầu Ủy ban Kinh tế của Quốc hội có văn bản đôn đốc việc triển khai; đồng thời đề nghị cơ quan thông tấn báo chí tăng cường thời lượng thông tin tuyên truyền về nội dung này.

Góp ý hoàn thiện chính sách về đất đai, một số đại biểu, chuyên gia kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định theo hướng tăng thêm độ che phủ rừng, bảo tồn đi liên với việc đảm bảo sinh kế cho người dân địa phương nơi có rừng. Sửa đổi các quy định kết hợp giữa chỉ tiêu sử dụng đất với không gian sử dụng đất và xác định vị trí, ranh giới, diện tích thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đến từng thửa đất trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện...

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN ĐỐI VỚI DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

* Đấu thầu rộng rãi sẽ tạo ra sự canh tranh lành mạnh, công bằng, minh bạch của thị trường, hạn chế tiêu cực có thể xảy ra nếu áp dụng hình thức chỉ định thầu. Vì vậy, một số ý kiến cho rằng khi sửa đổi Luật Đầu thầu chỉ nên áp dụng chỉ định thầu trong trường hợp thật sự cần thiết, cấp bách; làm rõ như thế nào là “trường hợp cấp bách” để áp dụng chỉ định thầu.

Để khắc phục những bất cập, vướng mắc, gây ách tắc trong thực hiện mua sắm công, dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) đang được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến. Luật sửa đổi nhằm tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi để áp dụng trong các trường hợp cấp bách hoặc cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án lớn, trọng điểm...

Xem nội dung chi tiết tại đây: SỬA ĐỔI LUẬT ĐẤU THẦU: CHỈ ÁP DỤNG CHỈ ĐỊNH THẦU TRONG TRƯỜNG HỢP THẬT SỰ CẦN THIẾT, CẤP BÁCH

* Quy trình lập pháp đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả hoạt động lập pháp của Quốc hội. Theo ý kiến một số chuyên gia, việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về quy trình lập pháp là vấn đề đặc biệt cần thiết.

Quy trình lập pháp là quy trình hoạt động gắn liền với việc thực hiện chức năng lập pháp của Quốc hội. Để tham gia vào một quy trình lập pháp đầy đủ, cần đến sự tham gia của rất nhiều chủ thể gồm các cá nhân, cơ quan, đơn vị khác nhau trong hệ thống chính trị. Điều này đòi hỏi một quy trình lập pháp chặt chẽ, minh bạch và khoa học để kết nối, phối hợp nhịp nhàng, huy động được sự tham gia của các chủ thể trong toàn bộ chu trình.

Xem nội dung chi tiết tại đây: TIẾP TỤC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUY TRÌNH LẬP PHÁP

* Cho ý kiến vào dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), PGS.TS Đặng Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam nêu quan điểm: Cần có một điều quy định về quyền và trách nhiệm của các tổ chức xã hội nghề nghiệp tham gia bảo vệ quyền lợi người tiều dùng…

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật, PGS.TS Đặng Văn Thanh nhấn mạnh: Bảo vệ Người tiêu dùng đang trở thành một vấn đề ngày càng được cả cộng đồng xã hội quan tâm, là một tác nhân kinh tế ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế. Quốc hội Khóa XII đã thông qua Luật số 59/2010 về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đây là sự thể hiện việc Đảng và Nhà nước luôn coi trọng công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Xem nội dung chi tiết tại đây: PGS.TS ĐẶNG VĂN THANH: CẦN CÓ MỘT ĐIỀU QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP THAM GIA BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIỀU DÙNG

* Đóng góp vào dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), ông Đỗ Huy Trung - Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam nêu quan điểm, cần có sự đánh giá, phân định từng loại tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để đầu tư có hiệu quả.

Sau gần 12 năm thực thi, các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn đã góp phần thay đổi mạnh mẽ, đồng thời kiến tạo các khung khổ, nền tảng cơ bản để thúc đẩy công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam. Luật có phạm vi tác động, ảnh hưởng rộng rãi, không chỉ đối với người tiêu dùng mà còn đối với cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và các cơ quan tổ chức có liên quan.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐỀ XUẤT CÓ SỰ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

* Theo Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15, việc lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bắt đầu từ ngày 03/01 đến hết ngày 15/3/2023. Quan tâm đến vấn đề này, ThS.Luật sư Phan Công Tiến - Luật sư điều hành Công ty Luật TNHH Equity Law cho rằng thời gian của việc lấy ý kiến Nhân dân tương đối ngắn, do đó đề xuất nên tổ chức nhiều đợt, hướng tới các nhóm đối tượng cụ thể, đặc biệt là các Luật sư, Luật gia, chuyên gia pháp lý.

Theo ThS.Luật sư Phan Công Tiến, việc xem xét dự thảo luật đối với người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn hoặc các đồng bào, dân tộc thiểu số sẽ gặp phải nhiều rào cản về ngôn ngữ, về thông tin, về công nghệ…. Việc tổ chức lấy ý kiến quá trong thời gian ngắn có thể khiến cho hoạt động này thiếu đi sự hiệu quả, thiết thực.

Xem nội dung chi tiết tại đây: LUẬT SƯ PHAN CÔNG TIẾN: CẦN TỔ CHỨC NHIỀU ĐỢT LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN ĐỐI VỚI LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

* Theo chương trình Phiên họp thứ 20, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Quan tâm đến nội dung này, Luật sư Nguyễn Huyền Minh, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho rằng cần đảm bảo các quy định quản lý nền tảng số của dự án Luật này không trùng lặp với quy định hiện hành.

Bên cạnh đó, Luật sư Nguyễn Huyền Minh cũng cho rằng, các quy định và hướng dẫn liên quan đến việc áp dụng và công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử trong các giao dịch điện tử tại luật hiện hành còn chung chung, thiếu chi tiết, gây khó khăn trong việc áp dụng (cho cả người dân và cơ quan giải quyết tranh chấp). 

Xem nội dung chi tiết tại đây: LUẬT SƯ NGUYỄN HUYỀN MINH: ĐẢM BẢO CÁC QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NỀN TẢNG SỐ CỦA DỰ ÁN LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ (SỬA ĐỔI) KHÔNG TRÙNG LẶP VỚI QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH

* Chiều ngày 14/02, đồng chí Ma Thị Thuý, Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã thăm, tặng quà cụ Phạm Thị Hiệu, 100 tuổi, thường trú tại thôn 13, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn.

Đồng chí Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã ân cần thăm hỏi cụ Phạm Thị Hiệu và gia đình, chúc cụ và gia đình luôn dồi dào sức khỏe, đồng thời mong cụ tiếp tục là chỗ dựa tinh thần, động viên con, cháu vun đắp gia đình hạnh phúc, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của quê hương, đất nước.

Xem nội dung chi tiết tại đây: THỪA UỶ QUYỀN, PHÓ TRƯỞNG ĐOÀN ĐBQH TỈNH TUYÊN QUANG TRAO QUÀ CỦA QUYỀN CHỦ TỊCH NƯỚC CHO NGƯỜI CAO TUỔI

* Sáng 14/2, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Trần Đình Gia chủ trì cuộc làm việc của đoàn giám sát 06 (Đoàn ĐBQH tỉnh) với UBND tỉnh và một số sở, ngành liên quan về chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông từ tháng 11/2014 đến tháng 6/2022 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”.

Tại cuộc làm việc, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến để phân tích, làm rõ những ưu điểm, hạn chế trong triển khai các Nghị quyết; đồng thời, đưa ra một số đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, bộ, cơ quan Trung ương quan tâm tháo gỡ những vướng mắc để tiếp tục thực hiện hiệu quả các nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.

Xem nội dung chi tiết tại đây: GIÁM SÁT VIỆC ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TẠI HÀ TĨNH

Nghĩa Đức