GS.TS TRẦN ĐỨC VIÊN: QUY ĐỊNH CỤ THỂ HƠN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẤT CHO VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỪNG VÙNG, MIỀN
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4, Kỳ họp thứ 5 và tiếp tục cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (cuối năm 2023). Thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo Cơ quan soạn thảo và các bộ, ngành khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu nhiều ý kiến của Nhân dân, ý kiến đại biểu Quốc hội và ý kiến các cơ quan của Quốc hội để chỉnh lý dự thảo Luật có bước tiến quan trọng về chất lượng.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến nhận được sự quan tâm, góp ý của nhiều đại biểu, cử tri và Nhân dân.
Do đây là đạo luật quan trọng, nên việc lấy ý kiến Nhân dân, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đối tượng chịu tác động sẽ được thực hiện cho đến khi dự án Luật được Quốc hội thông qua. Quan tâm đến dự thảo luật, PGS.TS Vũ Năng Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học Đất Việt Nam, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhận được sự quan tâm của toàn xã hội vì có tác động tới mọi tầng lớp Nhân dân.
Thời gian qua, Hội Khoa học Đất Việt Nam đã tổ chức nhiều hội thảo, lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học để đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật. PGS.TS Vũ Năng Dũng cho rằng, một số Điều trong dự thảo Luật cũng cần được làm rõ hơn để khi Luật ban hành phù hợp với thực tiễn cuộc sống của đất nước đang trên đà phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa rất nhanh.
Góp ý về mở rộng đối tượng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trong đó có đất lúa (Điều 46 của dự thảo luật), PGS.TS Vũ Năng Dũng cho biết, Việt Nam có dân số đông (gần 100 triệu người), diện tích bình quân đầu người về diện tích tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp rất thấp so với các nước trong khu vực 1.178 m2/người (đất sản xuất nông nghiệp, thống kê năm 2020). Vì vậy, cần phải quản lý chặt chẽ đất đai cũng như các đối tượng nhận quyền sử dụng đất.
PGS.TS Vũ Năng Dũng đồng tình với quy định như dự thảo luật tại khoản 5, Điều 46: “Tổ chức kinh tế được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp phải có phương án sử dụng đất nông nghiệp được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. Phương án sử dụng đất nông nghiệp phải thể hiện các nội dung sau: Địa điểm, diện tích, mục đích sử dụng đất; Kế hoạch sản xuất kinh doanh nông nghiệp; Vốn đầu tư; Thời hạn sử dụng đất; Tiến độ sử dụng đất”, tuy nhiên trong quá trình thực hiện cần tiến hành giám sát chặt chẽ.
PGS.TS Vũ Năng Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học Đất Việt Nam
Góp ý vào các quy định về phát triển quỹ đất (Chương VIII), PGS.TS Vũ Năng Dũng nêu quan điểm, nguồn đất đưa vào quỹ đất do nhà nước tạo lập đã được phê duyệt trong quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hàng năm đến cấp huyện, nên không cần phải có thêm quy định mới. Tổ chức phát triển quỹ đất có hiệu quả hay không là do việc tổ chức thực hiện không phải do nguồn đất đưa vào quỹ đất.
Khoản 1 Điều 115 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về Tổ chức phát triển quỹ đất quy định: Tổ chức phát triển quỹ đất được thành lập theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập ở cấp tỉnh hoặc cấp huyện để phục vụ công tác phát triển quỹ đất tại địa phương.
Cho ý kiến về quy định này, PGS.TS Vũ Năng Dũng cho rằng, qua thực tiễn cho thấy, mô hình Tổ chức phát triển quỹ đất nên quy định theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập sẽ hoạt động hiệu quả hơn, vì thị trường quyền sử dụng đất và chúng ta chưa có ngân hàng đất đai, nên rất khó cho mô hình doanh nghiệp quỹ đất hoạt động hiệu quả.
“Để Tổ chức phát triển quỹ đất hoạt động hiệu quả, minh bạch rất cần phải rà soát, hoàn thiện các quy định, chức năng, nhiệm vụ, cơ sở pháp lý vì đây là tổ chức mới được thành lập”, PGS.TS Vũ Văn Dũng nhấn mạnh.
Về nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 60, Điều 65 và Điều 66), dự thảo Luật quy định có 3 cấp: Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. PGS.TS Vũ Năng Dũng cho rằng, việc lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện chi tiết cho từng năm đến cấp xã và ở những nơi có bản đồ giải thửa đến từng thửa đất cụ thể sẽ dẫn đến bất cập, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. Nếu làm quy hoạch sử dụng đất cấp xã sẽ gây tốn kém trên phạm vị toàn quốc, trong khi thực tế nhiều xã sử dụng đất ít biến động, không cần thiết làm quy hoạch.
PGS.TS Vũ Năng Dũng cho rằng, nếu làm quy hoạch sử dụng đất cấp xã sẽ gây tốn kém trên phạm vị toàn quốc, trong khi thực tế nhiều xã sử dụng đất ít biến động, không cần thiết làm quy hoạch.
Vì vậy, PGS.TS Vũ Năng Dũng đề nghị dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định theo hướng, các xã trong huyện có biến động nhiều trong sử dụng đất 10 năm tới thì sẽ làm quy hoạch sử dụng đất; quy định như vậy phù hợp hơn và đỡ tốn kinh phí không cần thiết.
Đối với quy định về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia (Điều 79), dự thảo luật đã quy định tương đối cụ thể các loại đất làm nhiệm vụ chức năng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội cần phải thu hồi, nhưng vấn đề quan trọng là tổ chức thực hiện và giá bồi thường. Không thể vì thu hồi đất do các mục đích được nêu trong dự thảo mà ép giá thấp khi bồi thường quyền sử dụng đất, điều này gây ra khiếu kiện kéo dài. Cần giám sát chặt chẽ việc thu hồi đất vì mục đích, lợi ích quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội nhưng lại để các doanh nghiệp sử dụng sai với mục đích thương mại như quy hoạch đất dành cho trường học, nhà trẻ, cây xanh chuyển thành nhà ở thương mại…gây nên khiếu kiện của người dân.
Về chính sách trong thi hành Luật Đất đai, theo PGS.TS Vũ Năng Dũng rất cần sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, đặc biệt đối với các dự án sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, khắc phục triệt để sau vài lần điều chỉnh thành một quy hoạch sử dụng đất khác xa so với quy hoạch sử dụng đất được duyệt, vi phạm Luật Đất đai nghiêm trọng mà không bị xử lý như thời gian qua ở một số dự án. Điều 80, mục số 9 ghi đầy đủ khi dự án sau thời gian thực hiện không hoàn thành, chậm tiến độ phải thu hồi theo Luật cần phải thực hiện nghiêm minh, vấn đề này tồn tại trong thời gian qua gây lãng phí nguồn tài nguyên đất đai nhiều năm không đưa vào sử dụng.
Ngoài ra, để hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), PGS.TS Vũ Năng Dũng cũng kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 56 và Điều 57 của dự thảo luật. Cụ thể: Điều 56. Hoạt động điều tra, đánh giá đất đai
- Điều tra, đánh giá đất đai bao gồm các hoạt động sau đây:
- Điều tra xây dựng bản đồ đất, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai cho các loại sử dụng đất;
- Điều tra, đánh giá thoái hóa đất, ô nhiễm đất; cho các mục đích khác nhau;
- Điều tra, phân hạng đất nông nghiệp;
- Xây dựng, duy trì, nâng cấp hệ thống quan trác tài nguyên đất;
đ) Điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề
- Định kỳ điều tra, đánh giá đất đai (cho các loại sử dụng đất)
- Các hoạt động điều tra, đánh giá đất đai quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện theo định kỳ 05 năm một lần, 10 năm một lần đối với bản đồ đất; điểm d khoản 1 Điều này thực hiện thường xuyên, hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu.
- Hoạt động điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thực hiện theo yêu cầu đột xuất phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai.
Điều 57. Bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đai
- Phân loại, xác định nguyên nhân đất bị thoái hóa, ô nhiễm
- Khu vực đất bị thoái hóa, ô nhiễm phải được khoanh vùng bảo vệ, cải tạo, phục hồi.
- Bảo vệ, cải tạo phục hồi đất thoái hóa
- Phân loại mức độ phải bảo vệ cải tạo, phục hồi đất đối với diện tích đất bị thoái hóa đã được xác định;
- Lập, thực hiện kế hoạch bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất;
- Kiểm soát các khu vực đất bị thoái hóa chưa được bảo vệ, cải tạo theo điểm b, khoản 2 Điều này gồm: khoanh vùng, cảnh báo, không cho phép hoặc hạn chế hoạt động trên đất nhằm giảm thiểu tác động xấu trên đất.
- Việc bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất bị ô nhiễm bao gồm đất có mặt nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
PGS.TS Vũ Năng Dũng đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung vào Điều 56: Điều tra đánh giá đất đai bổ sung thêm vào điểm a: “xây dựng bản đồ đất định kỳ 10 năm một lần đối với bản đồ đất” để phục vụ cho công tác đánh giá đất đai; Bổ sung điểm 1 tại Điều 57: “Phân loại, xác định nguyên nhân đất bị thoái hóa, ô nhiễm”.