Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề về việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Phát biểu kết luận về vấn đề này tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản cho rằng, Kiểm toán nhà nước cần lưu ý đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán; tổng kết việc thực hiện thí điểm các cuộc kiểm toán từ xa.
Đặc biệt, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải yêu cầu, trong giai đoạn tới, Kiểm toán nhà nước cần phải có những có giải pháp để nhân rộng, nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch kiểm toán; đặc biệt để thực hiện kiểm toán có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, trùng lắp.
Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng các kết luận, kiến nghị kiểm toán, nhất là việc cụ thể hóa trách nhiệm tổ chức, cá nhân về các sai phạm trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; có giải pháp để nâng cao tỷ lệ thực hiện kiến nghị kiểm toán; tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động kiểm toán; tiếp tục công khai, minh bạch hoạt động kiểm toán…
Nhấn mạnh trong thời gian qua, Kiểm toán nhà nước đã có nhiều ý kiến tích cực vào việc xây dựng Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ, hỗ trợ, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội cũng như các dự án quan trọng quốc gia kiểm toán các nguồn lực trong phòng, chống dịch, góp phần thực hành tiết kiệm, phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, đề nghị Kiểm toán nhà nước tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; hoàn thiện điều kiện hoạt động, tổ chức, hoạt động kiểm toán phù hợp với tình hình mới và thực hiện thành công mục tiêu trong giai đoạn tới.
Nhất trí với những mục tiêu, định hướng trong lĩnh vực kiểm toán, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Kiểm toán nhà nước tiếp tục tập trung tăng cường thực hiện các cuộc kiểm toán chuyên đề phục vụ công tác phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước, hoạt động giám sát của Quốc hội; tăng cường kiểm toán việc thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa, tiền tệ, những vấn đề liên quan đến nợ công, bội chi ngân sách, tín dụng ngân hàng, quản lý sử dụng vốn đầu tư, kinh phí chuyển nguồn ngân sách… Đồng thời, đề nghị Kiểm toán nhà nước lưu ý kỹ ý kiến của Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Ủy ban thường vụ Quốc hội để rà soát, hoàn thiện kế hoạch kiểm toán năm 2023; cân nhắc việc lựa chọn, kiểm tra một số công trình, dự án tránh phải điều chỉnh hoặc giảm kế hoạch cho chưa có khối lượng thực hiện để nâng cao hiệu lực kiểm toán; tiếp tục đổi mới phương pháp tổ chức kiểm toán, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán...
Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Phú Cường cũng cho rằng, Kiểm toán nhà nước cần rà soát danh sách lựa chọn các bộ, ngành, địa phương tại các cuộc kiểm toán để tránh chồng chéo, tối đa một bộ, ngành, địa phương không quá không quá 02 chuyên đề/năm và 3 cuộc kiểm toán/năm và hạn chế trong cùng một thời điểm có nhiều cuộc kiểm toán tại Bộ, ngành và trên địa bàn. Đồng thời, đề nghị Kiểm toán nhà nước đánh giá kết quả thí điểm kiểm toán theo hình thức từ xa để nhân rộng trong thời gian tới; báo cáo rõ phương thức đánh giá rủi ro, xác định trọng yếu để lựa chọn các cuộc kiểm toán chuyên đề, kiểm toán hoạt động; sắp xếp thứ tự ưu tiên, tiêu chí cụ thể; làm rõ phạm vi, thời gian thực hiện kế hoạch kiểm toán để chủ động trong tổ chức thực hiện và là căn cứ để các cơ quan thanh tra, kiểm tra xây dựng kế hoạch, tránh chồng chéo, trùng lắp trong triển khai hoạt động,…
Để hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch và bảo đảm chất lượng, hiệu quả công tác kiểm toán, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Phú Cường đề nghị Kiểm toán nhà nước tập trung xây dựng kế hoạch và phương án tổ chức kiểm toán năm 2023 khoa học, hiệu quả, không gây khó khăn, phiền hà cho các cơ quan, đơn vị và địa phương; giảm số cuộc, đầu mối kiểm toán để tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả kiểm toán, tăng số lượng các cuộc kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước và thực hiện nghiêm các nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; bố trí kế hoạch kiểm toán hợp lý để kịp thời và cung cấp đầy đủ thông tin, số liệu kiểm toán phục vụ cho các cuộc giám sát chuyên đề của Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội năm 2023 bảo đảm chất lượng; phối hợp với Thanh tra Chính phủ hoàn thiện và thực hiện nghiêm quy chế phối hợp nhằm hạn chế chồng chéo, phiền hà cho các đối tượng thanh tra, kiểm toán.
Ngoài ra, về kiểm toán chuyên đề “Về các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do địa phương quản lý giai đoạn 2020-2022” và “Việc quản lý, sử dụng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam và các địa phương”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Phú Cường đề nghị Kiểm toán nhà nước không thực hiện kiểm toán các chuyên đề này do các quỹ này nguồn vốn nhỏ, ít hoạt động. hoặc ghép 2 chuyên đề này để tránh trùng lắp việc kiểm toán tại nhiều địa phương.
Để hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch và bảo đảm chất lượng, hiệu quả công tác kiểm toán, một số ý đề nghị Kiểm toán nhà nước tập trung xây dựng kế hoạch và phương án tổ chức kiểm toán năm 2023 khoa học, hiệu quả, không gây khó khăn, phiền hà cho các cơ quan, đơn vị và địa phương; giảm số cuộc, đầu mối kiểm toán để tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả kiểm toán, tăng số lượng các cuộc kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước và thực hiện nghiêm các nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; bố trí kế hoạch kiểm toán hợp lý để kịp thời và cung cấp đầy đủ thông tin, số liệu kiểm toán phục vụ cho các cuộc giám sát chuyên đề của Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội năm 2023 bảo đảm chất lượng; phối hợp với Thanh tra Chính phủ hoàn thiện và thực hiện nghiêm quy chế phối hợp nhằm hạn chế chồng chéo, phiền hà cho các đối tượng thanh tra, kiểm toán…/.