TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 22/5: KHAI MẠC KỲ HỌP THỨ 5, QUỐC HỘI KHÓA XV
Thảo luận tại Tổ 04 gồm các Đoàn ĐBQH các tỉnh Cà Mau, Lai Châu, Thừa Thiên – Huế và Tp.Hải Phòng
Theo đại biểu Lê Thanh Vân – Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau, đánh giá thực hành tiết kiệm chống lãng phí không thể chỉ cứng nhắc chỉ tiêu tiết kiệm 10% so với năm trước mà cần chú trọng tiết kiệm chống lãng phí ngay từ khi xây dựng dự toán. Theo đó, dự toán sát, chi đúng, chi đủ thì mới là điều quan trọng, là chuyển biến thực sự.
Đại biểu Lê Thanh Vân cũng phản ánh thực trạng còn có những lãng phí như quy hoạch sản xuất điện trong nước chưa biết dồn trọng tâm để khai thác hết hiệu quả lợi thế của nước ta. Đại biểu nêu rõ, Việt Nam là cường quốc điện gió, mặt trời, nhưng vẫn phải đi nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào. Trong khi điện mặt trời, điện gió là những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế nhưng thời gian qua lại lãng phí, nhưng mãi gần đây mới đưa vào quy hoạch điện VIII. Đại biểu đặt câu hỏi tại sao có được sự ưu đãi của thiên nhiên như vậy nhưng nước ta vẫn phải nhập khẩu điện và vì sao lại xác định nhập điện lâu dài. Đại biểu cho rằng đây là những câu hỏi khó trả lời.
Đại biểu Lê Thanh Vân – Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau
Có cùng vấn đề quan tâm, đại biểu Đinh Ngọc Minh – Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau cho biết trong bối cảnh trong nước thiếu điện cho sản xuất và tiêu dùng nhưng lại có đến hơn 4.600MW điện tái tạo trong nước không được đưa vào hòa điện lưới quốc gia.
Nêu câu hỏi, tài sản quốc gia tại sao lại lãng phí như thế, đại biểu Đinh Ngọc Minh cho rằng có những nguyên nhân từ vướng mắc trong thủ tục nhưng thủ tục cũng do con người đặt ra. Theo đại biểu Đinh Ngọc Minh, ngành điện cần phải có nhiều cải cải cách, giải quyết những vướng mắc về mặt thủ tục để không lãng phí điện sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, đại biểu cũng đặt vấn đề về hiệu quả hoạt động của EVN.
Đại biểu Đinh Ngọc Minh – Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau
Liên quan đến vấn đề này, theo báo cáo của Bộ Công thương, hiện tổng công suất số dự án điện tái tạo bị chậm vận hành là hơn 4.600MW. Trong đó, gần 2.100MW của 34 dự án chuyển tiếp đã hoàn thành thi công, thử nghiệm. Các dự án này không được hưởng giá ưu đãi (giá FIT) trong 20 năm và phải đàm phán giá điện với EVN, với mức thấp hơn 20-30% so với trước đây. Cập nhật số liệu từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến 24/5, có 37 dự án điện tái tạo chuyển tiếp chưa có giá gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện thuộc EVN (EVNEPTC) để đàm phán giá và hợp đồng mua bán.
Cũng theo Bộ Công Thương, việc nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc tăng do thời tiết cực đoan cùng hạn hán tại các hồ thủy điện khiến nguồn cung mùa khô thiếu hụt. Hiện 18 hồ thủy điện ở mực nước chết hoặc cận chết. Có 20 hồ thủy điện có dung tích dưới 20%. Đến ngày 21-5, sản lượng còn lại trong các hồ thủy điện chỉ có 29 tỷ kWh, thấp hơn 1,7 tỷ kWh so với kế hoạch năm.
Một số hình ảnh tại phiên thảo luận tổ:
Toàn cảnh phiên thảo luận tại tổ 04
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên - Huế Lê Trường Lưu điều hành phiên thảo luận tổ
Các đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu tại phiên thảo luận tổ
Các đại biểu Quốc hội Đoàn ĐBQH Tp.Hải Phòng tại phiên họp tổ
Các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau tại phiên thảo luận tổ
Đại biểu Nguyễn Hải Nam - Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên - Huế