THẢO LUẬN TẠI TỔ 2: KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI, BẤT CẬP CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẤU GIÁ TÀI SẢN ĐỂ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỰC TIỄN

08/11/2023

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều 8/11, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Đa số các ý kiến tại Tổ 2 nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản nhằm tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.

THẢO LUẬN TẠI TỔ 2: CÒN Ý KIẾN KHÁC NHAU VỀ QUY ĐỊNH RÚT BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN

THẢO LUẬN TẠI TỔ 2: LÀM RÕ CÁC NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ LỰA CHỌN DỰ ÁN THÍ ĐIỂM TRONG CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

THẢO LUẬN TẠI TỔ 2: ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KIẾN NGHỊ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VÀ Y TẾ

Quang cảnh phiên thảo luận tại Tổ 2 chiều 8/11

Cùng dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND Tp.Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi - Trưởng Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh, Tổ trưởng Tổ 2. Tổ 2 gồm các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh. Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Thành phố Hồ Chí Minh Văn Thị Bạch Tuyết - Tổ phó Tổ 2 điều hành phiên thảo luận.

Qua thảo luận Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, đa số các ý kiến đại biểu tại Tổ 2 nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản nhằm tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; khắc phục những tồn tại, bất cập của hoạt động đấu giá tài sản sau hơn 05 năm thi hành Luật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Góp ý vào dự án Luật này, đại biểu Dương Ngọc Hải - Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh bày tỏ băn khoăn cơ quan, tổ chức cá nhân tham giải đấu giá tài sản thì năng lực như thế nào, đặc biệt đối với những tài sản có giá trị lớn. Về bước giá, đại biểu băn khoăn chêch lệch giữa giá khởi điểm và giá bỏ lần đẩu, hoặc từ giá bỏ lần đầu đến giá bỏ lần hai và các giá tiếp theo, đề nghị cần phải quy định rõ ràng, mức chênh lệch tối thiểu, tối đa, bỏ đến mức giá nào là vừa.

Đại biểu Dương Ngọc Hải - Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh

“Trong thực tiễn hiện nay, có những doanh nghiệp hứng lên thì bỏ giá thoải mái, vượt xa giá trị của tài sản đấu giá, vượt xa khả năng tài chính của họ để mua được vì mục đích của họ không hẳn là mua được tài sản đấu giá mà là mục đích khác như thao túng mặt bằng giá mới hoặc phô trương thanh thế…”, đại biểu nêu dẫn chứng.

Về quy định tiền trước đặt cọc, đại biểu Dương Ngọc Hải đề nghị cần quy định sao cho ràng buộc được người tham gia đấu giá để họ thấy nếu vi phạm pháp luật thì có thể sẽ mất tiền cọc.

Liên quan đến các hành vi bị nghiêm cấm, đại biểu cho rằng, quy định như dự thảo Luật rất khó thực hiện, khó chứng minh hành vi trục lợi. Ở góc độ hình sự, việc chứng minh yếu tố vụ lợi đã khó, vì vậy, đây là hoạt động đấu giá thông thường nên lực lượng để chứng minh việc này rất khó. Do đó, đề nghị bỏ cụm từ “nhằm mục đích trục lợi” để thu hẹp hành vi và mở rộng việc tiết lộ thông tin người đấu giá là hành vi bị nghiêm cấm.

Đề cập quy định người có tài sản đấu giá phải có nghĩa vụ thẩm tra, xét duyệt tham gia đấu giá của người tham gia đấu giá, đại biểu Dương Ngọc Hải cho rằng, quy định như dự thảo Luật không khả thi. Vì người có tài sản có thể là các cơ quan, tổ chức, cá nhân và họ không có khả năng để thẩm tra năng lực, điều kiện của các cơ quan, tổ chức và người tham gia đấu giá tài sản. Vì vậy, đại biểu Dương Ngọc Hải đề nghị việc thẩm tra, xác minh kiểm tra năng lực của cơ quan, tổ chức đấu giá tài sản nên giao cho các cơ quan, tổ chức thực hiện đấu giá tài sản vì họ có tính chuyên nghiệp, có năng lực và được thuê làm việc đó.

Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh

Cùng quan tâm đến dự án Luật này, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh nhận thấy, Hồ sơ dự án Luật trình Quốc hội rất đầy đủ, tài liệu được gửi từ sớm nên tạo điều kiện cho các ĐBQH nghiên cứu.

Góp ý vào phạm vi tài sản đấu giá quy định tại Điều 4, đại biểu cho biết, trước đây Nghị định 17 năm 2010 về bán đấu giá tài sản và đến năm 2017 được nâng cấp là Luật Đấu giá tài sản, đề nghị phạm vi tại Điều 4 bổ sung thêm đối tượng.

“Thực tiễn quản lý tài sản công hiện nay còn có khoảng trống ở chỗ đấu giá quyền cho thuê tài sản cần được khai thác hợp lý tài sản công để tránh lãng phí. Trong Luật Quản lý tài sản công có quy định khai thác quyền cho thuê tài sản thông qua đấu giá, trong đó đối với các loại tài sản đấu giá thì không có hình thức đấu giá quyền cho thuê tài sản. Do đó đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh đề nghị Cơ quan soạn thảo cân nhắc thực tiễn này để các địa phương có cơ chế trong việc đấu giá quyền cho thuê tài sản quy định tại Điều 4.

Đồng tình với cơ quan thẩm tra, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh cho rằng, mặc dù Điều 4 quy định các hình thức đối với các loại tài sản đưa ra đấu giá nhưng hiện nay do quy định pháp luật chưa hoàn chỉnh, có luật quy định hình thức xử lý tài sản phải thông qua đấu giá, có luật lại không quy định hình thức xử lý tài sản, cho nên trong giai đoạn hiện nay, dự thảo Luật tiếp tục duy trì Điều 4 và bổ sung một số loại tài sản đưa ra đấu giá tại Điều 4 là phù hợp. Do đó, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh đề nghị bổ sung hình thức đấu giá quyền cho thuê tài sản công. Đồng thời các nhóm tài sản đưa ra đấu giá được quy định tại khoản 1 Điều 4, đề nghị cơ quan soạn thảo cần rà soát lại “cái nào là bán, cái nào là đấu giá quyền thuê”.

Đại biểu Dương Văn Thăng - Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh

Góp ý vào điểm c, khoản 12, Điều 2 dự thảo Luật, đại biểu Dương Văn Thăng - Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc quy định này, hạn chế quyền công dân, quyền tài sản của công dân khi tham gia đấu giá. Vì thực tế có nhiều trường hợp những người đăng ký trước thì quy định trên sẽ loại bỏ.

Về vấn đề tỉ lệ tiền đặt trước theo khoản a, Điều 13 của dự thảo Luật, đại biểu Dương Văn Thăng đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc mức tiền một phần trước, trong đấu giá lên, rồi mới nâng mức tiền lên, vì theo quy định của dự thảo, tiền đặt trước tối thiểu là 5% và tối đa là 20%. Và thực tiễn đấu giá cho thấy, những người thật sự có nhu cầu đấu giá tài sản thì họ cơ bản có đủ tiền mua lại tài sản, do đó, cần có giải pháp hạn chế những trường hợp nộp hồ sơ để lợi dụng đấu giá, gây nhiễu loạn thị trường và trục lợi.

Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, quy định tỷ lệ tiền đặt trước quá cao dẫn đến những rào cản kỹ thuật, làm mất tính cạnh tranh của cuộc đấu giá. Do đó, đề nghị nghiên cứu điều chỉnh biên độ chênh lệch giữa mức tiền đặt trước tối thiểu và tiền đặt trước tối đa một cách hợp lý, khả thi; cân nhắc quy định khoản tiền đặt trước căn cứ theo quy mô diện tích đất đấu giá hoặc căn cứ theo giá trị của tài sản đấu giá.

Ngoài ra, các ý kiến đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát các quy định khác tại dự án Luật, tránh tình trạng quy định chung chung gây khó khăn trong thực tế triển khai; rà soát, tránh trùng lặp, xung đột pháp luật; đồng thời tiếp tục rà soát, chỉnh lý về từ ngữ, câu chữ và kỹ thuật văn bản để hoàn thiện dự án Luật.

Cũng tại phiên họp, các đại biểu còn thảo luận tại Tổ về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Một số hình ảnh tại Tổ 2:

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Thành phố Hồ Chí Minh Văn Thị Bạch Tuyết - Tổ phó Tổ 2 điều hành phiên thảo luận.

Các đại biểu tại Tổ 2

Về dự án Luật Đấu giá tài sản, đại biểu Dương Ngọc Hải - Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh đề nghị việc thẩm tra, xác minh kiểm tra năng lực của cơ quan, tổ chức đấu giá tài sản nên giao cho các cơ quan, tổ chức thực hiện đấu giá tài sản vì họ có tính chuyên nghiệp và có năng lực.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Minh Đức - Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh góp ý về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Các đại biểu tham dự phiên thảo luận tại Tổ 2

Đại biểu Phan Văn Xựng - Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh góp ý về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Đại biểu Tô Thị Bích Châu - Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh

Đại biểu Nguyễn Minh Hoàng - Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa - Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh

Bích Ngọc - Nghĩa Đức

Các bài viết khác