Kỳ họp thứ 3 diễn ra từ ngày 23/5- 16/6, là kỳ họp thường kỳ đầu năm 2022, năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, là năm đầu tiên thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ.
Quốc hội đã xem xét một khối lượng lớn công việc với sự đồng thuận, thống nhất rất cao, quyết định nhiều nội dung quan trọng không chỉ cho năm 2022, mà cho cả giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo.
Sau 19 ngày làm việc sôi nổi, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, hôm nay, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Một trong những dấu ấn đổi mới để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng cử tri và Nhân dân cả nước là số lượng phiên truyền hình trực tiếp hoạt động của Quốc hội lên tới
Kỳ họp thứ 3 đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và thành công tốt đẹp. Quốc hội đã xem xét một khối lượng lớn công việc với sự đồng thuận, thống nhất rất cao, quyết định nhiều nội dung quan trọng không chỉ cho năm 2022, mà cho cả giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo.
Tại Kỳ họp này, Quốc hội đã quyết định tăng thêm thời lượng truyền hình trực tiếp trên sóng của Truyền hình Quốc hội Việt Nam nhiều phiên thảo luận tại Hội trường để hoạt động của Quốc hội ngày càng công khai, minh bạch hơn, gần gũi với cử tri và Nhân dân hơn, qua đó cũng tạo điều kiện thuận lợi để Nhân dân và cử tri giám sát các hoạt động của Quốc hội.
Theo đó, số lượng các phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp tại Kỳ hộ thứ 3 là 19 phiên họp, tương ứng với 62 giờ. Bên cạnh lịch truyền hình trực tiếp các phiên khai mạc, bế mạc, chất vấn và trả lời chất vấn, thảo luận tình hình kinh tế- xã hội…như thông lệ tại các kỳ họp trước đó, trên cơ sở đánh giá sự quan tâm của đông đảo cử tri và khán giả truyền, Quốc hội đã cho phép truyền hình, tổng thuật trực tiếp các phiên thảo luận về các dự án luật quan trọng, chủ trương đầu tư các dự án trọng điểm quốc gia,… Truyền hình Quốc hội Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Quốc hội và các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước đã truyền hình trực tiếp, tổng thuật và liên tục cập nhật thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xách về hoạt động của Quốc hội. "Đây là kỳ họp có số lượng các phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp nhiều nhất từ trước đến nay để người dân có điều kiện theo dõi các hoạt động của Quốc hội nhiều hơn, bảo đảm các hoạt động của Quốc hội ngày càng công khai, minh bạch hơn, gần gũi với cử tri và nhân dân....", đại biểu Trần Công Phàn - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương chia sẻ bên lề Quốc hội.
Thông qua hình thức này, hoạt động của Quốc hội đã được truyền tải một cách chân thực, sinh động nhất tới cử tri và Nhân dân cả nước. Đổi mới này cũng đưa lại những hiệu ứng mạnh mẽ, tạo sự lan tỏa, đồng thuận cao trong nhân dân đối với những quyết sách quan trọng của Quốc hội.
Có thể thấy, việc truyền hình trực tiếp những phiên thảo luận về các dự án luật quan trọng thậm chí là dự án luật cho ý kiến lần đầu như: dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), dự án Luật Dầu khí (sửa đổi),….. giúp cho giới chuyên môn, đối tượng chịu sự tác động, cử tri và nhân dân được tiếp cận các chính sách ngay từ khi khởi thảo. Qua đó, sẽ có những phản hồi, góp ý làm sâu sắc hơn, tạo thuận lợi cho quá trình thực thi sau này, đảm bảo luật đi vào cuộc sống.
Việc truyền hình trực tiếp các phiên thảo luận về công tác lập pháp cũng giúp cử tri, nhân dân trực tiếp giám sát được hoạt động của đại biểu mà mình đã bầu ra để đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình hoạt động thực tế ra sao tại nghị trường. Qua đó, cử tri, nhân dân có thể biết được ý kiến, kiến nghị mình gửi tới đại biểu Quốc hội qua kênh tiếp xúc cử tri hoặc các kênh khác đã được đại biểu Quốc hội chuyển tải tới nghị trường như thế nào; các đại biểu Quốc hội đã thực hiện lời hứa của mình khi ứng cử đại biểu Quốc hội ra sao...
Ngoài ra, với việc truyền hình trực tiếp hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp đã giúp cử tri có cơ hội giám sát, đánh giá đại biểu Quốc hội do mình bầu ra. Đồng thời, các vị đại biểu Quốc hội cũng nâng cao hơn nữa chất lượng các phát biểu, góp ý, tranh luận tại Kỳ họp, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả kỳ họp Quốc hội nói chung.
Theo dõi các phiên truyền hình trực tiếp hoạt động của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3, cử tri Lưu Huy Vinh, TP. Hà Nội cho rằng, nghị trường Quốc hội ngày càng cởi mở, gần dân. Việc tăng cường các phiên truyền hình trực tiếp, giúp cử tri tiếp cận và gần hơn với hoạt động Quốc hội. Qua đó, người dân cũng được tiếp cận chính sách sớm hơn, ngay từ khâu bàn thảo, được chứng kiến đại biểu do mình bầu ra hoạt động như thế nào? hiệu quả thực tế ra sao?...
Như vậy, kể từ năm 1994, kỳ họp đầu tiên Quốc hội truyền hình trực tiếp phiên chất vấn. Mặc dù đến nay, việc truyền hình trực tiếp các hoạt động quan trọng của Quốc hội đã trở thành thông lệ, tuy nhiên kỳ họp thứ 3 đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong công tác thông tin truyền thông khẳng định quyết tâm đổi mới – đưa hoạt động của Quốc hội ngày càng dân chủ, công khai, minh bạch và gần gũi với cử tri, Nhân dân cả nước.
Theo đại biểu Lê Hoàng Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai, Kỳ họp này, Quốc hội đã tăng gần gấp đôi thời lượng và nội dung truyền hình trực tiếp. Việc này đã góp phần quan trọng đưa Quốc hội gần dân hơn, thể hiện sự minh bạch của Quốc hội và thông qua đó, tăng cường sự giám sát của cử tri và nhân dân đối với hoạt động của Quốc hội. Đây là bước đổi mới mạnh mẽ trong hoạt động thông tin tuyên truyền của Quốc hội, thể hiện Quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của dân do dân và vì dân.
Đánh giá cao những đổi mới từ cách thức tổ chức đến nội dung kỳ họp, cử tri kỳ vọng với kết quả của Kỳ họp thứ 3 và các luật, nghị quyết, chính sách mới được ban hành sẽ sớm được triển khai và đi vào cuộc sống tạo sự đột phá mạnh mẽ trong phát triển đất nước, nâng cao đời sống vật chất – tinh thần của Nhân dân./.