Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội chủ trì làm việc với Bộ Công an về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Tại cuộc làm việc của Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí giai đoạn 2016 – 2021” với Bộ Công an, Cục trưởng Cục Kế hoạch Tài chính, Bộ Công an Trịnh Ngọc Bảo Duy cho biết, đối với việc quản lý và sử dụng lao động của các đơn vị sự nghiệp công lập trong Công an nhân dân, thực hiện Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và Quyết định số 106/QĐ-TTg ngày 31/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Công an”; Bộ Công an đã tiếp hành sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập.
Tính đến thời điểm ngày 31/12/2021, trong Công an nhân dân có 51 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 08 đơn vị so với thời điểm năm 2015). Trong đó: 17 đơn vị sự nghiệp công lập loại I (Đơn vị tự đảm bảo chị thường xuyên và chi đầu tư); 19 đơn vị sự nghiệp công lập loại III (Đơn vị tự đảm bảo một phần chi thường xuyên do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí, được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá, phí chưa tính đủ chi phí) và 15 đơn vị sự nghiệp công lập loại IV (Đơn vị do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, có nguồn thu thấp).
Cục trưởng Cục Kế hoạch Tài chính, Bộ Công an Trịnh Ngọc Bảo Duy
Đại diện Bộ Công an cho biết, các đơn vị sự nghiệp trong Công an nhân dân được bố trí tại các lĩnh vực: Xuất bản, báo chí, điện ảnh nghệ thuật, phát thanh, truyền hình, thể dục thể thao, in nghiệp vụ tư vấn, thiết kế, giám sát, ứng dụng khoa học công nghệ và giám định, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, tin học; dạy nghề, đào tạo, sát hạch lái xe; đào tạo ngoại ngữ, tin học; y tế, nhà khách, nghỉ dưỡng, điều dưỡng và một số lĩnh vực đặc thù khác. Tại thời điểm 31/12/2021, tổng số người lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp trong Công an nhân dân là 4.716 người. Việc sử dụng biên chế, quản lý biên chế và quản lý, sử dụng lao động hợp đồng trong các đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo tiết kiệm bởi do biên chế, hiệu quả trong hoạt động dịch vụ và theo đúng quy định của pháp luật về lao động
Đối với việc quản lý và sử dụng lao động hợp đồng trong Công an nhân dân, đại diện Bộ Công an nêu rõ, thi hành Bộ luật Lao động và các văn bản quy phạm pháp luật về lao động, Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện việc quản lý và sử dụng lao động hợp đồng trong Công an nhân dân, cụ thể: Thông tư số 68/2019/TT-BCA ngày 04/12/2015 quy định về hợp đồng lao động trong Công an nhân dân (trước đây là Thông tư số 32/2010/TT-BCA ngày 29/9/2010), Thông tư số 127/2020 TT-BCA ngày 01 tháng 12 năm 2020 quy định về nhận xét, đánh giá, xếp loại đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ và lao động hợp đồng trong Công an nhân dân (trước đây là Thông tư số 62/2013/TT-BCA ngày 21/11/2013). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để Công an đơn vị, địa phương triển khai thực hiện xây dựng kế hoạch sử dụng lao động hợp đồng, xác định số lượng đối tượng, diện bố trí, điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động, thực hiện chế độ, chính sách; giải quyết tranh chấp lao động.
Căn cứ nguồn kinh phí chỉ trả lương cho người lao động; lao hợp đồng trong Công an nhân dân được chia thành 02 nhóm: Nhóm lao động hợp đồng hướng lương từ ngân sách nhà nước (tiền lương được áp dụng theo các bảng lương đối với cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ hoặc lương theo hợp đồng thuê khoán). Việc sử dụng lao động chủ yếu để bố trí các công việc không đòi hỏi cao về chuyên môn nghiệp vụ, các công việc mang tính chất phục vụ, giản đơn, chỉ cần có sức khỏe nhiệt tinh công việc có thể làm được, tiết kiệm tối đa biên chế công an. Nhóm thứ hai là lao động hợp đồng làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp không hưởng lương từ ngân sách. Số lao động này do các doanh nghiệp, đơn vị sự cần các nhu cầu sản xuất, kinh doanh, hoạt động dịch vụ chủ động thực hiện ký kế. hợp đồng lao động theo pháp luật về lao động và thực hiện chế độ tiền theo quy định tại Nghị định số 49/2013/ND-CP ngày 19/5/2013 của Chính quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật động về tiền lương (các doanh nghiệp chủ động xây dựng bảng lương để trả lương cho người lao động, đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ từng giai đoạn).
Toàn cảnh cuộc làm việc của Đoàn giám sát với Bộ Công an
Thời gian qua, Công an đơn vị, địa phương đã thực hiện túc các quy định của pháp luật về lao động, cụ thể: Đã xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động hợp đồng theo đúng hướng dẫn của Bộ; việc tuyển chọn, kỳ hết hợp đồng lao động đảm bảo đúng đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thẩm quyền; lao động hợp đồng được bố trí, sử dụng đúng vị trí công việc, đảm bảo tiết kiệm; các chế độ, chính sách đối với lao động hợp đồng được đảm bảo (xếp lương, chỉ trả lương, các chế độ phụ cấp; đảm bảo các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện đầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; chế độ nghỉ phép, nghỉ dưỡng, khen thưởng...), việc thực hiện quy định về thời gian làm việc đảm bảo quy định của Bộ luật Lao động và quy định của Bộ Công an. Người lao động phần lớn có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc, làm việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả và được Công an đơn vị, địa phương tạo điều kiện học tập nâng cao tay nghề. Số lao động hợp đồng trong Công an nhân dân tuy không nhiều nhưng đã có những đóng góp nhất định phục vụ, hỗ trợ nâng cao hiệu quả công tác, chiến đấu của lực lượng Công an nhân dân.
Thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; ngày 27/7/2015, Bộ Công an đã ban hành Kế hoạch số 186/KH-BCA triển khai thực hiện tinh giản biên chế trong Công an nhân dân, trong đó đối tượng thực hiện tinh giản biên chế theo Kế hoạch 186/KH-BCA là: Người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn hưởng lương từ ngân sách nhà nước; một số chức danh quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thực hiện cổ phần hóa, giao, bán, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, phá sản hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc chuyển thành đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời, quán triệt chủ trương về thực hiện tinh giản biên chế và đồng bộ với phương án cơ cấu lại đội ngũ cán bộ toàn lực lượng theo mô hình tổ chức mới, ngày 31/10/2019, Bộ Công an tiếp tục ban hành Kế hoạch số 372/KH BCA-X01 về đẩy mạnh thực hiện tinh giản biên chế trong Công an nhân dân (trong đó tiếp tục xác định một trong các trường hợp thực hiện tinh giản biên chế là đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế theo Kế hoạch số 186/KH-BCA).
Ngoài ra, đại diện Bộ Công an cho biết, căn cứ Kế hoạch 186/KH-BCA và Kế hoạch số 372/KH-BCA của Bộ Công an, Công an đơn vị, địa phương đã nghiêm túc tiến hành xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện rà soát lại chức năng nhiệm vụ xác định những nhiệm vụ không còn phù hợp cần loại bỏ, những nhiệm vụ trùng lặp cần chuyển sang cơ quan, đơn vị khác, những nhiệm vụ cần phân cấp; sắp xếp lại tổ chức, gắn với cải tiến quy chế làm việc, cải cách thủ tục hành chính; sắp xếp lao động hợp đồng theo hướng: Xác định nhu cầu, số lượng cần sử dụng đối với từng loại công việc theo định mức quy định; đánh giá, phân loại trình độ, năng lực, kết quả thực hiện nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức, sức khỏe của từng người lựa chọn những người có đủ năng lục, trình độ, phẩm chất giữ lại làm việc ổn định lâu dài, tiến hành thực hiện tinh giản biên chế đối với những lao động thuộc diện.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp, Tổ trưởng tổ công tác Đoàn giám sát của Quốc hội Nguyễn Công Long trình bày Báo cáo kết quả rà soát các Báo cáo của Bộ Công an
Trên cơ sở rà soát các Báo cáo của Bộ Công an về giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp, Tổ trưởng tổ công tác, Đoàn giám sát của Quốc hội Nguyễn Công Long nêu rõ, về tổ chức bộ máy và biên chế, tính đến tháng 10/2021, toàn lực lượng Công an nhân dân đã giảm được 06 Tổng cục, 01 đơn vị tương đương Tổng cục, 55 đơn vị cấp Cục, 07 Trường và số lượng lớn đầu mối đơn vị cấp phòng, cấp đội. Đối với việc điều chỉnh, cơ cấu lại biên chế trong lực lượng Công an xã, đã giảm hơn 9.000 biên chế công chức cấp xã là Trưởng Công an xã, giảm được 27.042 Phó trưởng Công an xã, Công an viên bán chuyên trách đang hưởng phụ cấp hàng tháng từ nguồn ngân sách của các địa phương.
Tổ Công tác cho rằng, Công an nhân dân là lực lượng trọng yếu bảo vệ an ninh quốc gia, quản lý nhà nước về an ninh, trật tự xã hội và phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật. Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy và biên chế là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp. Kết quả sắp xếp tổ chức, bộ máy tinh gọn vừa bảo đảm tiết kiệm nguồn lực rất lớn, vừa nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng Công an nhân dân là kết quả nổi bật, đồng thời cũng là bài học, kinh nghiệm quý giá để các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, tham khảo.
Ngoài ra, Tổ công tác đề nghị Bộ Công an làm rõ hơn nữa về thông tin lượng hóa chi tiết liên quan đến giá trị tiết kiệm được qua các hoạt động tinh giảm đầu mối bộ máy, giảm số lượng biên chế các chức danh cấp Cục, Phòng, Đội trưởng, phó Công an cấp xã.