QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 05/12/2022

05/12/2022

Các hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức New Zealand; Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 khóa XIII; Một số điểm mới của Luật Dầu khí (sửa đổi) và Luật Phòng, chống rửa tiền... là những nội dung đáng chú ý đăng trên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội ngày 5/12/2022.

QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 02/12/2022

* Tiếp tục chuyến thăm chính thức New Zealand, sáng 5/12/2022, tại thành phố Hamilton, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Diễn đàn Hợp tác giáo dục Việt Nam – New Zealand tại Đại học Waikato, thành phố Hamilton. Phát biểu tại Diễn đàn hợp tác Giáo dục Việt Nam - New Zealand, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, hợp tác giáo dục không chỉ giúp cho mỗi nước tăng cường năng lực đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội mà còn là sợi dây hữu nghị, sợi dây văn hóa rất bền chặt giữa hai dân tộc, hai đất nước. Do đó, hợp tác giáo dục đào tạo giữa hai nước không chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực giáo dục mà còn có tác động sâu rộng đối với các lĩnh vực khác.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mong muốn sẽ có ngày càng nhiều các trường đại học của New Zealand hợp tác, đầu tư tại Việt Nam, không chỉ dừng lại ở việc liên kết giáo dục, chia sẻ kinh nghiệm quản trị đại học... mà còn trực tiếp mở cơ sở đào tạo tại Việt Nam.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: THÚC ĐẨY HỢP TÁC GIÁO DỤC VIỆT NAM - NEW ZEALAND TRÊN TẤT CẢ CÁC CẤP ĐỘ

* Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức New Zealand, sáng 05/12, tại trụ sở trường Đại học Waikato, bang Hamilton, tiếp tục các hoạt động thăm chính thức New Zealand, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã tham dự Diễn đàn Hợp tác giáo dục Việt Nam - New Zealand với chủ đề “Cơ hội hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và New Zealand về giáo dục đại học”. Diễn đàn do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại New Zealand, Cơ quan Giáo dục New Zealand và Đại học Waikato tổ chức. Tại Diễn đàn, Ban Lãnh đạo trường Đại học Waikato đã tổ chức lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn theo nghi thức truyền thống của người Maori. Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh của Chủ tịch Quốc hội tại Diễn đàn.

Xem nội dung chi tiết tại đây: MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ TẠI DIỄN ĐÀN HỢP TÁC GIÁO DỤC VIỆT NAM - NEW ZEALAND

* Trước khi tham dự Diễn đàn Hợp tác giáo dục Việt Nam – New Zealand tại Đại học Waikato, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gặp Ban lãnh đạo nhà trường. Chia sẻ nhu cầu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay là rất lớn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mong muốn Đại học Waikato có các dự án đầu tư giáo dục đại học tại Việt Nam trong các lĩnh vực như quản trị đại học, nghiên cứu khoa học, chuyển đổi số; hợp tác trao đổi giảng viên, nghiên cứu sinh, sinh viên với các trường đại học của Việt Nam trong những lĩnh vực nhà trường có thế mạnh như kinh doanh, giáo dục, kinh tế, truyền thông, tài chính, kế toán…

Xem nội dung chi tiết tại đây: VIỆT NAM THÚC ĐẨY HỢP TÁC ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VỚI NEW ZEALAND

* Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức New Zealand, chiều ngày 5/12/2022 (theo giờ địa phương), tại Phủ Toàn quyền New Zealand (thủ đô Wellington), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Toàn quyền New Zealand Dame Cindy Kiro. Toàn quyền Dame Cindy Kiro bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với đất nước, văn hóa, con người Việt Nam; khẳng định, New Zealand luôn coi quan hệ với Việt Nam có tầm quan trọng chiến lược đối với New Zealand và hai nước cần phải tăng cường quan hệ hơn nữa trong bối cảnh thế giới đầy biến động, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở châu Á – Thái Bình Dương. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vui mừng thông báo với Toàn quyền Dame Cindy Kiro trong chuyến thăm này chứng kiến trao Thỏa thuận về nhập khẩu nông sản (quả dâu tây và quả bí ngô) của New Zealand sang Việt Nam và trước đó, trong chuyến thăm của Thủ tướng New Zealand, New Zealand cũng đã đồng ý nhập bưởi và chanh từ Việt Nam. Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh của Chủ tịch Quốc hội tại buổi hội kiến.

Xem nội dung chi tiết tại đâyCHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ HỘI KIẾN TOÀN QUYỀN NEW ZEALAND DAME CINDY KYRO

                                    MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ HỘI KIẾN TOÀN QUYỀN NEW ZEALAND DAME CINDY KIRO

* Tiếp tục các hoạt động thăm chính thức New Zealand, chiều 05/12, giờ địa phương, tại Thủ đô Wellington, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã dự Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Việt Nam – New Zealand. Chia sẻ với các doanh nghiệp New Zealand, Chủ tịch Quốc hội khẳng định: ''Với sự cộng hưởng của hai điều tốt đẹp là quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – New Zealand và các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới mà hai nước là thành viên, với không gian kinh doanh thuận lợi, rộng mở đầy tiềm năng, tôi mong muốn được chứng kiến sự hứng khởi mạnh mẽ của các doanh nghiệp New Zealand vào Việt Nam''.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ MONG CHỨNG KIẾN SỰ HỨNG KHỞI MẠNH MẼ ĐẦU TƯ TỪ NEW ZEALAND VÀO VIỆT NAM

* Theo Thông cáo của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Thượng nghị viện Cộng hoà Pháp Gérard Larcher sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 08 đến ngày 09/12/2022. Cổng TTĐT Quốc hội xin giới thiệu một số thông tin về quá trình công tác của Chủ tịch Thượng nghị viện Cộng hoà Pháp Gérard Larcher.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH THƯỢNG VIỆN PHÁP SẼ THĂM CHÍNH THỨC VIỆT NAM

* Trong hai ngày 5 và 6/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 khóa XIII. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, được kết nối với 11.632 điểm cầu ở các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương, cấp huyện, cấp cơ sở trên toàn quốc với 1.196.227 đồng chí lãnh đạo, cán bộ, đảng viên tham gia nghiên cứu học tập, quán triệt Nghị quyết.

Hội nghị nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên trong việc triển khai thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm. Trên cơ sở đó, định hướng cấp ủy các cấp, các ban, bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt, tuyên truyền sâu rộng trong cơ quan, đơn vị, tổ chức và Nhân dân; xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết, quyết định của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Xem chi tiết tại đây: HƠN 1 TRIỆU CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN CẢ NƯỚC THAM DỰ HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP QUÁN TRIỆT NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ 6 BAN CHẤP HÀNH TW ĐẢNG KHÓA XIII

* Tại Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 khóa XIII, Ủy viên Bộ Bộ Chính trị, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đã báo cáo chuyên đề về “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”. Trong đó, đã chỉ rõ tình hình, quan điểm, các mục tiêu, trọng tâm và nhóm nhiệm vụ, 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp và chỉ đạo tổ chức thực hiện.

Nghị quyết số 27-NQ/TW nêu rõ nhiệm vụ và giải pháp về tiếp tục xây dựng Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; phát huy tính dân chủ, pháp quyền, hiện đại, chuyên nghiệp, khoa học, công khai, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức và hoạt động...

Xem chi tiết tại đây: HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 6 ĐỀ RA 10 NHÓM NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

* Cũng tại Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, chiều 5/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai báo cáo chuyên đề “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới”.

Theo đó, tại Nghị quyết số 28-NQ/TW, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện. Cụ thể: Ðổi mới, nâng cao chất lượng ban hành và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao chủ trương, đường lối của Ðảng; Ðổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động; Ðổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức, cán bộ; Ðổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát; hát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; Ðẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới phong cách lãnh đạo, phương pháp công tác, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Ðảng từ Trung ương tới cơ sở.

Xem nội dung chi tiết tại đây: 6 NHÓM NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP TRUNG ƯƠNG ĐẢNG ĐỀ RA NHẰM TIẾP TỤC ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO, CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

* Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, được kết nối với 11.632 điểm cầu ở các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương, cấp huyện, cấp cơ sở trên toàn quốc. Tham dự từ điểm cầu Diên Hồng, Nhà Quốc hội có lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các Ban, Bộ ngành đoàn thể Trung ương, Đảng ủy trực thuộc Trung ương, các đồng chí Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, các báo cáo viên.

Tại điểm cầu các tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc trung ương có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư, Phó Bí thư, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ, lãnh đạo các Ban, Sở, ngành, đoàn thể. Cổng Thông tin điện tử Quốc hội giới thiệu một số hình ảnh bên lề hội nghị:

Xem nội dung chi tiết tại đây: HƠN 1 TRIỆU CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN CẢ NƯỚC THAM DỰ HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP QUÁN TRIỆT NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ 6 BAN CHẤP HÀNH TW ĐẢNG KHÓA XIII

HÌNH ẢNH BÊN LỀ HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP QUÁN TRIỆT NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ 6 BAN CHẤP HÀNH TW ĐẢNG KHÓA XIII

* Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 khóa XIII nhận được sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên, Nhân dân cả nước. Là người có thời gian dài tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng cho rằng, Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới đã cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng, nhằm đạt được Mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025 và 2030, tầm nhìn đến năm 2045. PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc khẳng định, ở nước ta quyền lực thuộc về Nhân dân không chỉ dừng lại ở quan điểm, nguyên tắc, mà còn được cụ thể hóa trong chính sách, pháp luật cụ thể.

Xem nội dung chi tiết tại đây: PGS.TS NGUYỄN TRỌNG PHÚC: QUYỀN LỰC CỦA NHÂN DÂN ĐANG ĐƯỢC HIỆN THỰC BẰNG CÁC NGHỊ QUYẾT, CHÍNH SÁCH CỤ THỂ

* Chiều 05/12, tại Phú Thọ, Đoàn công tác của Ủy ban Xã hội do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh làm Trưởng đoàn đã có cuộc khảo sát ''Việc thực hiện chính sách, pháp luật về tài chính y tế, nhân lực y tế năm 2020-2022 tại Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng''.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ NHIỆM ỦY BAN XÃ HỘI NGUYỄN THÚY ANH KHẢO SÁT VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ TÀI CHÍNH, NHÂN LỰC Y TẾ TẠI PHÚ THỌ

* Đề cập một số công tác chủ yếu tháng 10 và 11/2022 của Lãnh đạo Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần nhấn mạnh, kết quả thực hiện các nhiệm vụ cho thấy hiệu quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan, tổ chức trong bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị; tiếp tục khẳng định sự đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội theo hướng phát huy dân chủ, tăng tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo đảm sự lãnh đạo xuyên suốt, kịp thời của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng đoàn Quốc hội; sự đoàn kết, thống nhất, chủ động của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và sự tích cực của các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI THEO HƯỚNG PHÁT HUY DÂN CHỦ, TĂNG TÍNH PHÁP QUYỀN XHCN

* Đầu giờ chiều ngày 5/12, tại Trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã tổ chức Lễ chúc mừng đối với Trung tướng Lê Tấn Tới - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh khóa XV vừa được Chủ tịch nước có quyết định thăng quân hàm. Theo đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vừa có Quyết định thăng cấp bậc hàm từ Thiếu tướng lên Trung tướng đối với đồng chí Lê Tấn Tới.

Trong lịch sử 30 năm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, đồng chí Lê Tấn Tới là sỹ quan Công an nhân dân đầu tiên đã được biệt phái sang Quốc hội bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ NHIỆM ỦY BAN QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH ĐƯỢC THĂNG HÀM TRUNG TƯỚNG

* Tại Kỳ họp thứ 4, với tỷ lệ tán thành cao, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Dầu khí (sửa đổi). Với 11 chương, 69 Điều, Luật Dầu khí năm 2022 đã thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam, phát triển bền vững kinh tế biển cũng như phát triển năng lượng quốc gia. Cổng TTĐT Quốc hội giới thiệu một số điểm mới cơ bản của Luật Dầu khí năm 2022.

Xem nội dung chi tiết tại đây: MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA LUẬT DẦU KHÍ NĂM 2022

* Cũng tại Kỳ họp thứ 4, với tỷ lệ biểu quyết tán thành cao, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Với 4 chương 66 điều, Luật được kỳ vọng sẽ khắc phục những hạn chế, bất cập hiện hành, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền; xây dựng hệ thống pháp luật về phòng, chống rửa tiền phù hợp với các yêu cầu, chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền. Cổng TTĐT Quốc hội đã điểm lại một số nội dung cơ bản của Luật để độc giả tiện theo dõi.

Xem nội dung chi tiết tại đây: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN (SỬA ĐỔI)

* Chia sẻ về một số nội dung đáng chú ý trong Luật Phòng, chống rửa tiền, Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Kim Anh cho biết: Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung về đối tượng báo cáo, Luật Phòng, chống rửa tiền giao Chính phủ quy định hoạt động mới phát sinh có rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo để đảm bảo bao quát được các hoạt động trong tương lai, tăng cường quản lý rà soát, đánh giá mức độ rủi ro về rửa tiền.

Xem nội dung chi tiết tại đây: LUẬT PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN NĂM 2022: TẠO CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO VỀ RỬA TIỀN ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG MỚI PHÁT SINH

* Năm 2023, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc sẽ thực hiện giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021”. Để đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, CHLB Đức và Indonesia đã có những chia sẻ kinh nhiệm với Việt Nam trong việc thực hiện chuyển dịch năng lượng hiệu quả.

Trong đó, Bài học kinh nghiệm từ Đức cho thấy rằng, để chuyển dịch năng lượng thành công, cần có sự cam kết lâu dài từ cộng đồng nhằm thực hiện bền vững việc thay đổi cấu trúc của tất cả các ngành liên quan, từ năng lượng đến giao thông vận tải, từ môi trường đến tài chính.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CÁC NƯỚC CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM ĐỂ THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ

* Hội thảo Văn hóa 2022 do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 17/12 tới. Quan tâm tới sự kiện quan trọng này, đại biểu Nguyễn Hải Anh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho rằng, tiềm năng và lợi thế của ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam là vô cùng to lớn. Phát triển và khai thác tốt, các công nghiệp văn hóa có thể mang lại những đóng góp quan trọng cho tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Đại biểu Nguyễn Hải Anh kỳ vọng, hội thảo sẽ gợi mở, đề xuất nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách và các giải pháp đẩy mạnh việc huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực để phát triển công nghiệp văn hóa….

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH NGUYỄN HẢI ANH: CHÚ TRỌNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỀN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA HỘI NHẬP VỚI THẾ GIỚI

Lan Hương

Các bài viết khác