* Sáng 20/3, tại Nhà Quốc hội, thực hiện chương trình phiên họp thứ 21, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn 2 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tòa án và lĩnh vực kiểm sát.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, Phiên Chất vấn lần này là dịp để các trưởng ngành cung cấp đến công chúng, cử tri những thông tin chính thống về kết quả công tác của ngành mình; tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của ngành tư pháp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, đòi hỏi trong giai đoạn mới.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ PHÁT BIỂU KHAI MẠC PHIÊN CHẤT VẤN TẠI PHIÊN HỌP THỨ 21 CỦA UBTVQH: DỊP ĐỂ THÔNG TIN CHÍNH THỨC VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG, TIẾP TỤC KHẲNG ĐỊNH VAI TRÒ CỦA NGÀNH TƯ PHÁP
- TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 20/3: ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN NHÓM VẤN ĐỀ THUỘC LĨNH VỰC TÒA ÁN
- TOÀN VĂN PHÁT BIỂU CỦA CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ MỞ ĐẦU PHIÊN CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN TẠI PHIÊN HỌP THỨ 21 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
* Trước thềm phiên chất chất, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội làm rõ một số nội dung chất vấn.
Xem nội dung chi tiết tại đây: TRƯỚC THỀM PHIÊN CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN TẠI PHIÊN HỌP THỨ 21 CỦA UBTVQH: KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH XỬ LÝ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ, THAM NHŨNG HIỆU QUẢ HƠN
* Tại Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội đã đặt vấn đề chất vấn liên quan đến việc áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử. Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã giải trình, làm rõ các nội dung liên quan đến vấn đề này.
Theo đó tại phiên chất vấn, có ý kiến của đại biểu Quốc hội đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình làm rõ những giải pháp để phát triển án lệ trong thời gian tới, cũng như giải pháp để gia tăng số lượng án lệ, làm cơ sở cho việc giải quyết các vụ việc tương tự, khắc phục khó khăn trong trường hợp giải quyết những vụ án chưa có điều luật áp dụng.
Xem nội dung chi tiết tại đây: CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO: SẼ KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN ÁN LỆ THÔNG QUA CÁC HÌNH THỨC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
* Cũng tại phiên họp sáng 20/3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội đã đặt vấn đề chất vấn đối với Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình liên quan đến việc triển khai tổ chức phiên tòa trực tuyến.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI CHẤT VẤN CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO VỀ VIỆC TRIỂN KHAI PHIÊN TÒA TRỰC TUYẾN
* Trong phiên chất vấn tại Phiên họp thứ 21 của UBTVQH, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình cần đánh giá đúng thực trạng giải quyết các vụ án tham nhũng hiện nay. Đồng thời, đưa ra giải pháp chú trọng, nâng cao hiệu quả thu hồi tiền, tài sản đối với các bị cáo trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.
Xem nội dung chi tiết tại đây: KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ, NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HỒI TÀI SẢN THAM NHŨNG
* Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 21, chiều 20/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên Chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực kiểm sát. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 20/3: CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN THUỘC LĨNH VỰC KIỂM SÁT
- HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN TẠI PHIÊN HỌP THỨ 21 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
* Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cho biết ngành kiểm sát luôn xác định nhất quán, xuyên suốt chỉ đạo chống oan sai, chống bỏ lọt tội phạm là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu và đề ra nhiều biện pháp cụ thể, thiết thực để làm tốt trong toàn ngành.
'
Tại phiên chất vấn, có ý kiến đại biểu Quốc hội nêu rõ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần chỉ đạo phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế và phòng, chống tham nhũng; kịp thời khắc phục những bất cập để không thể tham nhũng. Qua giải quyết các vụ án tham nhũng lớn, đại biểu đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có những chỉ đạo, những biện pháp gì để thực hiện chỉ đạo trên...
Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỐNG OAN SAI, CHỐNG BỎ LỌT TỘI PHẠM LÀ NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ QUAN TRỌNG HÀNG ĐẦU CỦA NGÀNH KIỂM SÁT
* Cũng tại phiên chất vấn của Phiên họp thứ 21 của UBTVQH chiều 20/3, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị Viện trưởng VKSNDTC cần có những giải pháp cụ thể để làm tốt công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án về tham nhũng, kinh tế, chức vụ. Đồng thời, thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời, ngăn chặn việc chuyển nhượng, tẩu tán tài sản trong các vụ án này.
Xem nội dung chi tiết tại đây: GIẢI PHÁP NÀO ĐỂ LÀM TỐT CÔNG TÁC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM SÁT ĐIỀU TRA, KIỂM SÁT XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN VỀ THAM NHŨNG, KINH TẾ, CHỨC VỤ
* Chiều 20/3/2023, tại Nhà Quốc hội, phát biểu bế mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ sau 1 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trí tuệ, trách nhiệm cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành tốt đẹp phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với lĩnh vực tòa án và kiểm sát; đề nghị các trưởng ngành quyết liệt thực hiện các giải pháp, cam kết trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Nhân dân.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, phiên chất vấn diễn ra trong không khí dân chủ, thẳng thắn, sôi nổi, thu hút được sự quan tâm, chú ý rộng rãi của Nhân dân và cử tri cả nước. Các nhóm vấn đề thuộc 2 lĩnh vực được lựa chọn chất vấn là đúng và trúng, vừa có tính thời sự, vừa là những vấn đề quan trọng, gắn chặt với yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được đại biểu Quốc hội, Nhân dân, cử tri và dư luận xã hội quan tâm.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ PHÁT BIỂU KẾT THÚC PHIÊN CHẤT VẤN: CÂU HỎI SÁT THỰC TẾ VÀ NGUYỆN VỌNG NHÂN DÂN - TRẢ LỜI THẲNG THẮN, TRÁCH NHIỆM
- TOÀN VĂN PHÁT BIỂU CỦA CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ KẾT THÚC PHIÊN CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN TẠI PHIÊN HỌP THỨ 21 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
* Chiều 18/3, tại Hà Nội, GS.TS.NGƯT Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội đã dự buổi Gặp mặt và Tọa đàm về Chiến lược phát triển Học viện Tài chính giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn 2045....
Phát biểu chỉ đạo, Chủ tịch Quốc hội tâm đắc với triết lý giáo dục trường đề ra và đề nghị cần cụ thể hóa triết lí này, xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể và khả thi để thực hiện. Nhấn mạnh trong bối cảnh thế giới không ngừng biến đổi thì Học viện Tài chính phải linh hoạt, lấy “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, có tư duy mới, tầm nhìn mới, phương pháp mới, tạo ra thay đổi mới.
Xem nội dung chi tiết tại đây: GS.TS VƯƠNG ĐÌNH HUỆ - CHỦ TỊCH QUỐC HỘI DỰ TỌA ĐÀM VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH: ĐỔI MỚI, LINH HOẠT HIỆN THỰC HÓA TẦM NHÌN, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
* Theo phái viên TTXVN tại Tây Ban Nha, ngày 17/3, tiếp tục chuyến thăm làm việc tại nước này, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tới thành phố cảng Barcelona.
Chào mừng Phó Chủ tịch thường trực Trần Thanh Mẫn và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam, ông Felip Roca Blasco, Tổng thư ký phụ trách Hợp tác quốc tế của thành phố Barcelona, cho rằng chuyến thăm của đoàn là một sự kiện quan trọng đối với thành phố, đặc biệt trong bối cảnh Barcelona chủ trương phát triển chiến lược quan hệ với các nước châu Á.
Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI TRẦN THANH MẪN THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI BARCELONA
* Nhận lời mời của Quốc hội Hàn Quốc, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm Trưởng đoàn thực hiện chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 18 - 25/3.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, ngày 19/3, Đoàn Đại biểu Quốc hội đã tới thăm Đại sứ quán Việt Nam và gặp gỡ, nói chuyện với cán bộ cơ quan đại diện Việt Nam, đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc.
Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN ĐỨC HẢI THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI HÀN QUỐC
* Thực hiện quy định tại Điều 96 của Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 20/3/3023, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội công bố Nghị quyết số 31/2023/UBTVQH15 quy định, hướng dẫn một số điều khoản của Nội quy kỳ họp.
Xem nội dung chi tiết tại đây: NGHỊ QUYẾT SỐ 31/2023/UBTVQH15 CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VỀ QUY ĐỊNH, HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN CỦA NỘI QUY KỲ HỌP
* Thực hiện quy định tại Điều 96 của Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 20/3/3023, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội công bố Nghị quyết số 33/2023/UBTVQH15 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.
Xem nội dung chi tiết tại đây: NGHỊ QUYẾT SỐ 33/2023/UBTVQH15 CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VỀ ĐIỀU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH LUẬT, PHÁP LỆNH NĂM 2023
* Sáng 18/3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” đã làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa nhấn mạnh hoạt động giám sát nhằm đánh giá lại hiệu quả triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trong thực tế. Phó chủ nhiệm ủy ban nêu rõ, TP. Hồ Chí Minh là địa phương có nhiều mô hình triển khai sáng tạo, đồng thời cũng có nhiều vấn đề đang đặt ra, tồn tại và vướng mắc cần được đánh giá bài bản, thấu đáo để từ đó tìm ra giải pháp tháo gỡ.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN GIÁM SÁT ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI LÀM VIỆC VỚI ĐOÀN ĐBQH TP. HỒ CHÍ MINH
* Sáng 20/3, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đỗ Chí Nghĩa làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tại Trường THCS Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
Tại buổi làm việc, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đỗ Chí Nghĩa cho biết việc giám sát là làm rõ các kết quả đạt được, những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, các bộ, ngành, địa phương để hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Qua đó, nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả các nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trong giai đoạn tới.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI LÀM VIỆC TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC
* Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước (KTNN) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua tại phiên họp thứ 20 (ngày 28/02/2023) gồm 5 chương, 21 điều quy định hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt; biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền, thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
Xem nội dung chi tiết tại đây: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA PHÁP LỆNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
* Để Việt Nam có được nguồn năng lượng xanh, sạch và bền vững để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, nhiều chuyên gia cho rằng cần xây dựng chiến lược để Việt Nam thành cường quốc điện gió ngoài khơi, bên cạnh đó là cơ chế, chính sách cho phát triển năng lượng tái tạo cần được xây dựng liên tục, có tính dài hạn.
Trong năm 2023, Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát chuyên đề về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021”. Một trong những những nhiệm vụ của Đoàn giám sát là tìm hiểu, phát hiện những bất cập trong việc thực hiện việc chính sách, phát luật của các Bộ ngành, địa phương trong phát triển năng lượng thời gian qua cũng như lắng nghe những ý kiến đóng góp, đề xuất của các đơn vị hữu quan, chuyên gia, nhà khoa học...
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NGUỒN NĂNG LƯỢNG XANH, SẠCH VÀ BỀN VỮNG PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI
* Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đã được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 4, sẽ tiếp tục được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 sắp tới.
Để hoàn thiện dự thảo Luật, các chuyên gia cho rằng việc quy định việc áp dụng bảng giá đất và giá đất cụ thể theo hướng liệt kê các trường hợp như trong dự thảo Luật chưa đầy đủ và rõ ràng, minh bạch. Do đó cần xem xét, nghiên cứu làm rõ ngay trong dự thảo Luật về nguyên tắc và tiêu chí áp dụng bảng giá đất và giá đất cụ thể.
Xem nội dung chi tiết tại đây: GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI): LÀM RÕ NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ ÁP DỤNG BẢNG GIÁ ĐẤT VÀ GIÁ ĐẤT CỤ THỂ
* Cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giá (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 21, các Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần hoàn thiện các nguyên tắc, tiêu chuẩn thẩm định giá; quyền hạn, trách nhiệm của thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá, hội đồng thẩm định giá của Nhà nước cũng như số lượng, tiêu chuẩn thành viên Hội đồng để đảm bảo chặt chẽ, khả thi, gắn trách nhiệm với quyền hạn.
Dự án Luật Giá (sửa đổi) đã được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV. Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, Cơ quan thẩm tra và Cơ quan soạn thảo đã thống nhất bỏ 02 Điều; bổ sung 05 Điều; bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung 07 nội dung của các Luật có liên quan; bổ sung thêm Phụ lục số 2 để làm rõ Danh mục các hàng hóa, dịch vụ đưa ra khỏi phạm vi Nhà nước định giá.
Xem nội dung chi tiết tại đây: HOÀN THIỆN NGUYÊN TẮC, TIÊU CHUẨN THẨM ĐỊNH GIÁ VÀ QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH GIÁ NHÀ NƯỚC