CẦN CÓ NHIỀU BIỆN PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO QUYỀN SỞ HỮU ĐẤT ĐAI CỦA PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM

24/03/2023

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ các nhà nghiên cứu, nhà khoa học. Góp ý kiến hoàn thiện Dự án Luật này ở góc độ giới, nhiều chuyên gia đề nghị cần có nhiều biện pháp nhằm đảm bảo quyền sở hữu đất đai của phụ nữ ở Việt nam.

PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN ĐỨC HẢI DỰ HỘI THẢO LẤY Ý KIẾN DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

Vẫn còn những thách thức về quyền sở hữu đất đai của phụ nữ ở Việt Nam

Theo Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga, Luật Đất đai là một trong những đạo luật lớn, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, hoạt động và cuộc sống mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Với vai trò đại diện, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, Đoàn Chủ tịch TW Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã triển khai cho các cấp Hội tổ chức lấy ý kiến các tầng lớp phụ nữ về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Chủ tịch Hội LHPNVN Hà Thị Nga góp ý hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi)

Bên cạnh góp ý vào tổng thể toàn văn các quy định trong dự thảo Luật, các góp ý cũng tập trung về vấn đề giới cần được đề xuất, lồng ghép giới trong các quy định tại dự thảo Luật lần này. Cụ thể, nhiều ý kiến hướng việc cấp đổi giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng sang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là trách nhiệm của Chính phủ; lộ trình cụ thể để đảm bảo cả hai giới được tiếp cần quyền đất đai một cách đầy đủ, minh bạch.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Nghệ An Nguyễn Thị Lan và một số chuyên gia cũng cho rằng, trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lần này, chính sách hỗ trợ cho người bị thu hồi đất và những người bị ảnh hưởng khi Nhà nước thu hồi đất là phụ nữ cũng cần được xem xét nhất là trường hợp phụ nữ bị mất việc làm khi Nhà nước thu hồi đất. Cụ thể, quy định về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cần chú trọng đào tạo, chuyển đổi nghề phù hợp cho lao động nữ khi Nhà nước thu hồi đất. Bên cạnh đó, dự thảo Luật cần quy định chính sách hỗ trợ phù hợp với những lao động nữ bị ảnh hưởng việc kinh doanh, mua bán khi Nhà nước thu hồi đất. Đồng thời, cũng cần xem xét đến nhóm đối tượng quá độ tuổi lao động, hoặc không còn "tiềm năng" để tham gia vào thị trường lao động dù có được đào tạo nghề (nhóm đối tượng phụ nữ trên 40 tuổi) thì việc họ được hỗ trợ đào tạo nghề những cũng khó để tìm kiếm việc làm.

Có quan tâm sâu tới nội dung này ở góc độ lý luận, TS.Ngô Minh Hương, Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội chỉ ra rằng, có nhiều nghiên cứu về thực trạng tiếp cận quyền đất đai của phụ nữ đã được thực hiện cho thấy đa số nam giới vẫn đang nắm giữ hoặc đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nghiên cứu của UNDP (2013) cho thấy 60% nam giới trong khi chỉ có 20% phụ nữ được đúng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDD).

Quyền sử dụng và phân chia tài sản trong gia đình là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo quyền tài sản và quyền đất đai của phụ nữ. Một nghiên cứu của ngân hàng thế giới (WB, 2013) trên cũng thực hiện điều tra khảo sát về ý kiến cho rằng cả vợ và chồng cần có tên trên giấy chứng nhận cho thấy 74.6% số người được hỏi chung, chỉ có 49% người được hỏi trong cồng đồng mẫu hệ, 88.8% người dân thành thị so với chỉ có 69.2% người dân nông thôn cho rằng cả vợ và chồng cần có tên trên giấy chứng nhận. Điều này cho thấy có sự khác biệt về nhận thức về sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong quyền sử dụng đất là khác nhau giữa văn hoá và các khu vực sống.

Thái độ về việc phân chia tài sản trong gia đình trong trường hợp ly hôn cũng khác nhau giữa các dân tộc, giữa nông thôn và thành thị. Trong cộng đồng phụ hệ, 74,7% người được hỏi đồng ý, trong cộng đồng mẫu hệ chỉ có 35.3% đồng ý. Hầu hết người được hỏi của cộng đồng phụ hệ và bình thường đồng ý tài sản cần được phân chia đồng đều trong đó chỉ có 40% từ cộng đồng mẫu hệ là đồng ý. Chỉ rất ít những người sống ở thành thị cũng đồng ý rằng con trai được quyền chia tài sản nhiều hơn con gái hoặc con gái sẽ bị gạt ra không được nhận tài sản thừa kế trong khi hơn 50% người được hỏi ở cộng đồng phụ hệ cho rằng con trai được thừa kế phân chia tài sản gia đình nhiều hơn do con trai có trách nhiệm hương khói cho ông bà tổ tiên hoặc tập quán cho rằng con gái là con người ta, khi đi lấy chồng thì thuộc về gia đình khác.

Một nghiên cứu khác cho thấy, ít có sự thống nhất về phân chia tài sản trong hôn nhân, và phụ nữ goá bụa hoặc phụ nữ không có con trở nên dễ bị tổn thương hơn trong vẫn đề đảm bảo quyền sở hữu đất và nhà khi người chồng qua đời. Nghiên cứu cũng khảo sát và cho tháy chỉ có 50% người được hỏi là không đồng ý với việc phụ nữ và nam giới có thể sở hữu riêng tài sản trong hôn nhân.

Hoàn thiện pháp luật, đảm bảo quyền sở hữu đất đai của phụ nữ ở Việt nam

Từ các nghiên cứu trên, TS.Ngô Minh Hương chỉ ra một số thách thức chính ngăn cản phụ nữ tiếp cận đầy đủ các quyền về đất đai của họ là: pháp luật và thủ tục quy định; tập quán dòng họ; ban hòa giải; thực hành di chúc; tiếp cận các dịch vụ pháp lý và thái độ giới ở địa phương, vốn đặc quyền cho quyền lực nam giới ở các nhóm dân tộc.

GCNQSDĐ đảm bảo dễ dàng, dễ hiểu và bắt buộc phải có tên của cả vợ và chồng (ảnh minh họa)

 Về khía cạnh quyền được sở hữu riêng tài sản khi kết hôn hoặc phụ nữ có quyền sở hữu riêng do được thừa hưởng và quyền sở hữu riêng nếu không có con cũng còn nhiều vấn đề luật chưa rõ ràng. Những năm vừa qua, mặt dù tập quán làm chúc thư thừa kế có người làm chứng gia tăng, những vẫn còn tồn tại nhiều việc phân chia tài sản bằng miệng, hoặc đưa tên con trai vào giấy tờ nhà đất để xác nhận quyền sở hữu, đặc biệt là ở nông thôn và cộng đồng dân tộc thiểu số. Tập quán này đã cản trở quyền tiếp cận đất đai của phụ nữ. Tập quán về quan hệ họ hàng trong cộng đồng phụ hệ đã hạn chế sự tiếp cận quyền đất đai của phụ nữ và con gái khá nặng nề vì họ thương giành lợi ích, đặc lợi nhiều hơn cho con trai, hoặc nam giới.

Khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ pháp lý để đòi quyền đất đai là một trong các trở ngại lớn của phụ nữ. Ngoài việc phụ nữ ít hiểu về pháp luật, ít có thông tin về các thủ tục pháp lý hơn nam giới, tư pháp, phụ nữ thường e ngại khi phải đến tiếp xúc với các cơ quan công quyền hoặc toà án. Nhiều phụ nữ dân tộc cũng gặp trở ngại về ngôn ngữ mà khôgn có sự trợ giúp thì khó có thể gửi thư hoặc trao đổi trước toà.

Ở nhiều địa phương ở Việt Nam, hiện nay nhóm hoà giải tại cộng đồng với vai trò là phổ biến kiến thức cho người dân và duy trì hoà giải trong cộng đồng, gia đình nếu có xung đột, mâu thuẫn. Ban hoà giải ít tham gia vào các công việc tư pháp, bảo vệ quyền đất đai, mà chỉ thuần tuý là hoà giải nhằm xoa dịu, hài hoà quan hệ, lợi ích giữa các bên. Rất nhiều vụ việc phụ nữ muốn đòi quyền được bảo vệ, nhưng ở địa phương, họ chỉ biết đi tới các hôi Phụ nữ để nhờ giúp. Tuy nhiên các hội này không đủ nguồn lực, hiểu biết và chuyên môn để bảo vệ qua các tư vấn tưu pháp nên phụ nữ bị thiệt thòi khó có thể nhờ cậy. Về thừa kế hay sở hữu tài sản được phân chia trong gia đình, phụ nữ không có hôn thú chính thức, mặt dù có con chung vẫn đang bị thiệt thòi và dễ bị tổn thương, vì pháp luật về tài sản chỉ áp dụng cho các hôn nhân hợp pháp.

Qua những phân tích trên, các chuyên gia, nhà quản lý chỉ ra rằng, luật pháp vẫn chưa hoàn thiện để đảm bảo quyền của phụ nữ về sở hữu đất đai. Trên thực tiễn, còn nhiều tồn tại do các vấn đề rào cản về tập tục, văn hoá, năng lực của phụ nữ về pháp luật. Các chuyên gia đề xuất một số khuyến nghị có tính định hướng giải pháp để hoàn thiện pháp luật và đưa pháp luật vào thực tiễn.

Thứ nhất, các thủ tục để đăng ký tên trên GCNQSDĐ cũng cần đảm bảo dễ dàng, dễ hiểu và tên của cả vợ và chồng và bắt buộc phải có tên của cả hai vợ và chồng và đảm bảo giấy chứng nhận được chuyển tới cho cả người vợ hoặc cả hai. Đăng ký quyền sử dụng đất theo chính sách mới và hỗ trợ lập hồ sơ di chúc của cả hai vợ chồng đứng tên và lập hồ sơ di chúc có sự chứng thực của các cơ quan hữu quan.

Thứ hai, cần công nhận quyền đất đai và tài sản của phụ nữ cả trong các tình huống không có hôn nhân chính thức. Phụ nữ có quyền sở hữu và thừa kế kể cả khi không có con. Các goá phụ có quyền sở hữ tài sản được thừa kế từ người chồng quá cố kể cả khi họ tái hôn. Nhiều mâu thuẫn phát sinh về vấn đề thừa hưởng với phụ nữ trong hôn nhân không chính thức và có con ngoài giá thú. Do các thủ tục pháp lý còn không rõ ràng và pháp luật còn khó khăn, chưa rõ ràng. Do vậy, pháp luật cần ghi nhận và làm rõ hơn câc quy định về thừa kế và phân chia tài sản đảm bảo bình đẳng. Phụ nữ và nam giới cần được có quyền có tài sản riêng trong hôn nhân, do vậy luật hôn nhân gia đình cũng cần làm rõ lính vực này.

Thứ ba, Nhà nước và địa phương cần có nhiều nỗ lực hơn trong việc phổ biến các thông tin và thủ tục để đăng ký về đất và tài sản thừa hưởng. Cụ thể, phụ nữ cần có nhận thức tốt hơn về luật pháp về đất đai và tài sản. Cộng đồng và địa phương cần thay đổi thái độ về phụ nữ và con gái quyền được thừa kế bình đẳng, quyền sở hữu của phụ nữ về đất đai và các nguồn lực khác. Do vậy cần phổ biến và thay đổi nhận thức của cộng đồng, kể các các cơ quan công về việc phụ nữ được đăng ký tên trên GCNQSDĐ và thủ tục cần làm hiệu quả.

Thứ tư, cần đảm bảo phụ nữ tiếp cận được Hệ thống hỗ trợ pháp lý và tư pháp ở địa phương trong trường hợp phụ nữ đòi quyền được bảo vệ và yêu cầu công lý. Phụ nữ cần được phổ biến và hiểu về các quy định trong pháp luật.

Hồ Hương