ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN TƯ PHÁP LÀM VIỆC VỚI CÁC CƠ QUAN TƯ PHÁP TỈNH BÌNH ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ
Căn cứ Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 ngày 05/11/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Nghị quyết số 674/NQ-UBTVQH15 ngày 26/12/2022 về Chương trình công tác năm 2023 của UBTVQH, Ủy ban Tư pháp xây dựng Kế hoạch khảo sát tại một số địa phương, đơn vị về “Việc chấp hành Luật Tổ chức Tòa án nhân đán năm 2014”. Đoàn công tác Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã có buổi làm việc tại TAND tỉnh Thừa Thiên Huế để khảo sát, lấy ý kiến.
Ông Hoàng Văn Liên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội phát biểu tại buổi làm việc
Tại buổi làm việc, ông Vũ Văn Minh, Chánh án TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đã báo cáo việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo Luật Tổ chức TAND 2014, trong thời gian khảo sát (từ ngày 1/10/2017 đến 30/9/2022), TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thụ lý 17.295 vụ án các loại, đã giải quyết 16.597 vụ, đạt tỷ lệ 95,96%. Chất lượng xét xử được đảm bảo, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán hàng năm đều thấp hơn tỷ lệ cho phép.
Ông Vũ Văn Minh, Chánh án TAND tỉnh Thừa Thiên Huế báo cáo trước Đoàn khảo sát
Đặc biệt, việc thí điểm thành lập Trung tâm hòa giải tại TAND tỉnh Thừa Thiên Huế và triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án đã góp phần đẩy nhanh quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, hành chính, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí tố tụng cho người dân và đạt hiệu quả thi hành cao.
Ngoài ra, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng thực hiện tốt công tác xét xử trực tuyến, góp phần từng bước hiện thực hóa Tòa án điện tử, Tòa án số theo định hướng của TANDTC.
Qua báo cáo tại buổi làm việc, các thành viên đoàn công tác Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và đại diện TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đã cùng trao đổi, làm rõ một số vấn đề bất cập, vướng mắc, khó khăn trong công tác chấp hành Luật Tổ chức TAND 2014.
Toàn cảnh buổi làm việc
Tập trung vào một số vấn đề như: Nhận thức của một số tổ chức, cá nhân về vị trí, vai trò của Tòa án trong bộ máy Nhà nước còn chưa đúng và không thống nhất; mô hình tổ chức hệ thống TAND; tổ chức bộ máy và thẩm quyền của TAND; chế độ, chính sách đối với Thẩm phán và cán bộ, công chức Tòa án.
Quy định nhiệm kỳ Thẩm phán; chế độ chính sách, tiền lương và cơ chế đảm bảo an toàn đối với Thẩm phán; chế độ, chính sách đối với Hội thẩm…; một số vấn đề liên quan đến cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc; kinh phí hoạt động; điều kiện CNTT, an ninh, an toàn.
Qua cuộc khảo sát, các kết quả được TAND tỉnh Thừa Thiên Huế báo cáo cùng các ý kiến trao đổi, thảo luận và đề xuất, kiến nghị xung quanh việc chấp hành Luật Tổ chức TAND 2014 sẽ được đoàn công tác Ủy ban Tư pháp của Quốc hội ghi nhận, tổng hợp, báo cáo trước Quốc hội.