ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI LÀM VIỆC VỚI TỈNH CAO BẰNG VỀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI LÀM VIỆC VỚI TỈNH GIA LAI VỀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
Toàn cảnh cuộc làm việc
Tham dự cuộc làm việc về phía Quốc hội có: Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Đinh Thị Phương Lan; đại diện các Ủy ban của Quốc hội là thành viên Đoàn giám sát; Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn; Tổ giúp việc của Đoàn giám sát…
Về phía địa phương có: đại diện lãnh đạo UBND huyện Bình Gia và UBND xã Hồng Phong…
Báo cáo với Đoàn giám sát của Quốc hội “việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”, ông Vương Văn Son - Chủ tịch UBND xã Hồng Phong cho biết, Hồng Phong là xã đặc biệt khó khăn của huyện Bình Gia, là xã miền núi địa hình tương đối phức tạp, chủ yếu là đồi núi cao và khe dọc, việc đi lại của của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Xã Hồng Phong có 5 dân tộc anh em cùng sinh (Nùng, Tày, Dao, Kinh, Mường). Tổng số hộ là 854 hộ với dân số là 3.688 người.
Sau hai năm triển khai thực hiện các CTMTQG giai đoạn 2021-2025, bộ mặt của xã Hồng Phong đã có nhiều thay đổi. Nhận thức của người dân trên địa bàn ngày càng được nâng cao, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của người dân, khuyến khích, động viên người dân tích cực tham gia đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội của địa phương, tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99%; Tỷ lệ hộ được sử dụng điện đạt 100%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm qua từng năm, cụ thể: Hộ nghèo là 131 hộ chiếm tỷ lệ 15,33% giảm so với năm 2022; hộ cận nghèo là 165 hộ chiếm 19,32% giảm so với năm 2021. Nhiều nét văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp được giữ gìn và phát huy như lễ hội Phài lừa (vùng Văn Mịch, xã Hồng Phong) là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Kinh tế - xã hội phát triển ổn định, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, cơ sở hạ tầng nông thôn tiếp tục được cấp trên quan tâm đầu tư xây dựng, nhất là các thôn xa trung tâm xã, đặc biệt khó khăn. Các chính sách dân tộc được thực hiện có hiệu quả đã thực sự tác động tích cực đến mọi mặt đời sống xã hội, tạo thêm niềm tin của nhân dân các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước. Khối Đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn được củng cố và tăng cường. Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Ông Vương Văn Son - Chủ tịch UBND xã Hồng Phong (huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn) báo cáo với Đoàn giám sát của Quốc hội
Về kết quả thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới, đại diện lãnh đạo xã Hồng Phong cho biết đã đạt 7/19 tiêu chí, hiện còn 12/19 tiêu chí chưa đạt như: tiêu chí giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, tiêu chí thu nhập, nghèo đa chiều…
Đối với CTMTQG giảm nghèo bền vững, năm 2022, 100% người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Triển khai hoạt động cải thiện chất lượng bữa ăn học đường và giáo dục chăm sóc dinh dưỡng; can thiệp phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng; triển khai thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ học đường (trẻ từ 5 đến dưới 16 tuổi).
Bên cạnh đó, 100% học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, thuộc các đối tượng chính sách được miễn giảm học phí, hỗ trợ gạo và hỗ trợ chi phí học tập; thực hiện đồng bộ các chính sách khác về giáo dục và đào tạo theo quy định. Đồng thời tiếp tục hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình chính sách xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh và tăng số hộ được sử dụng nước sạch để giảm chiều thiếu hụt về nước sinh hoạt và vệ sinh.
Đối với CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, năm 2023, nguồn vốn sự nghiệp (Ngân sách Trung ương) thực hiện Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn huyện Bình Gia năm 2023, theo quyết định 1219/QĐ-UBND, ngày 23/5/2023 của UBND huyện phân bổ cho xã 129 triệu đồng thực hiện dư án nước sách vệ sinh môi trường Nông thôn, dự án đang triển khai, chưa giải ngân vốn.
Nguồn vốn thực hiện Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc với số tiền 338 triệu đồng theo quyết định 1186/QĐ–UBND, ngày 17/3/2023. Hiện nguồn vốn đang triển khai, chưa thực hiện giải ngân…
Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Vương Văn Son - Chủ tịch UBND xã Hồng Phong cũng chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc. Theo đó, hệ thống văn bản triển khai thực hiện và hướng dẫn các nội dung Chương trình có nhiều thay đổi và mới được ban hành, vì vậy trong quá trình triển khai thực hiện khá lúng túng, cán bộ phụ trách các CTMTQG chưa chủ động nghiên cứu kỹ văn bản để triển khai thực hiện. Các hộ dân cư chưa chủ động đề xuất, lựa chọn mô hình đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ phát triển sản xuất.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh - Phó trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội làm Trưởng Đoàn công tác số 2 chủ trì cuộc làm việc
Một số cán bộ, công chức được phân công làm công tác giảm nghèo chưa thực sự chủ động nghiên cứu các văn bản của cấp trên, việc triển khai chương trình dự án còn lúng túng, còn một bộ phận người dân thuộc hộ nghèo chưa thật sự vươn lên thoát nghèo, vẫn còn trông chờ, ỷ lại cấp trên hỗ trợ.
Ngoài ra, việc sử dụng các nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ phát triển sản xuất, tín dụng, giải quyết việc làm, nhân rộng mô hình giảm nghèo… còn dàn trải, chưa tập trung, chưa phát huy hết hiệu quả, chưa khai thác được nội lực để thực hiện có hiệu quả chương trình, dự án tại địa phương.
Từ những khó khăn, vướng mắc nêu trên, UBND xã Hồng Phong kiến nghị Quốc hội, UBND tỉnh Lạng Sơn nghiên cứu giảm phần trăm tiêu chí nông thôn mới như: chỉ tiêu số 10 về nghèo đa chiều dưới 13%, chưa phù hơp đối với các xã miền núi như xã Hồng Phong khó thực hiện vì kinh tế đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn.
Đối với các dư án thuộc CTMTQG giảm nghèo bền vững và CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, UBND xã Hồng Phong cho rằng, việc quy định chu kỳ quay vòng vốn đối với dự án trồng cây lâm nghiệp là 5 năm là chưa phù hợp (ví dụ trồng cây mỡ, keo 5 năm chưa khai thác, chưa có sản phẩm để quay vóng vốn), do đó đề nghị tăng thêm thời gian quay vòng vốn.
Trước đó, Đoàn giám sát của Quốc hội đi khảo sát mô hình nuôi cá lồng dưới lòng hồ và đến thăm điểm trường học đang xây tại xã Hồng Phong bằng vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Cổng Thông tin điện tử Quốc hội sẽ tiếp tục cập nhật thông tin buổi làm việc của Đoàn giám sát./.