QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 23/8/2023

23/08/2023

"Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Đảng Công Minh Nhật Bản; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chúc mừng tân Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì phiên họp rà soát công tác chuẩn bị tổ chức Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023; Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự cuộc họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh..." là những hoạt động đáng chú ý của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội ngày 23/8/2023.

QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 22/8/2023

* Sáng 23/8, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp Chủ tịch Đảng Công Minh Nhật Bản Yamaguchi Natsuo cùng Đoàn công tác đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. 

Tại cuộc tiếp, hai bên ủng hộ việc tiếp tục thúc đẩy phát triển quan hệ hai nước lên tầm cao mới, vừa đáp ứng nguyện vọng của người dân hai nước vừa đóng góp tích cực cho hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển trong khu vực và trên thế giới. Trong đó, tăng cường kết nối con người với con người là yếu tố then chốt, cơ bản, nền tảng.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ TIẾP CHỦ TỊCH ĐẢNG CÔNG MINH NHẬT BẢN: TIẾP TỤC THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN LÊN TẦM CAO MỚI TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO

* Nhân dịp Bà Khuon Sodary được Quốc hội Campuchia tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Khoá VII, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gửi thư chúc mừng.

Trong thư, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gửi lời chúc mừng nồng nhiệt nhất tới Chủ tịch Quốc hội Khuon Sodary - nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của Quốc hội Campuchia. Điều này thể hiện sự tin tưởng của nhân dân cũng như Đảng Nhân dân Campuchia đối với Chủ tịch Khuon Sodary.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ CHÚC MỪNG TÂN CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA

* Chiều 23/8, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì phiên họp về công tác chuẩn bị tổ chức Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023.

Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam là hoạt động thường niên của Quốc hội do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đồng chủ trì tổ chức. Đây là dịp để huy động, lắng nghe và phát huy rộng rãi trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội, Nhân dân, cử tri, các chuyên gia, nhà khoa học, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài nước đóng góp vào các quyết sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN ĐỨC HẢI CHỦ TRÌ PHIÊN HỌP RÀ SOÁT CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TỔ CHỨC DIỄN ĐÀN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM 2023

* Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị các cơ quan khẩn trương triển khai các nhiệm vụ được giao, bám sát tiến độ, yêu cầu đề ra, chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo bảo đảm cho Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm nay diễn ra thành công; nhấn mạnh yêu cầu cao về tính chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả và sức lan tỏa với tính chất là sự kiện thường niên, quan trọng của Quốc hội, để lại dấu ấn của Quốc hội.

Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN ĐỨC HẢI: CHUẨN BỊ KỸ LƯỠNG, BẢO ĐẢM YÊU CẦU CAO VỀ TÍNH CHUYÊN NGHIỆP, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CỦA DIỄN ĐÀN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM 2023

* Chiều 23/8, tại Trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổ chức phiên họp mở rộng để góp ý vào các nội dung liên quan đến đất Quốc phòng, an ninh trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Thượng tướng Trần Quang Phương – Phó Chủ tịch Quốc hội dự và chỉ đạo Phiên họp.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Hải Hưng cho biết, Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 và thứ 5, nhận được rất nhiều ý kiến của các ĐBQH, khẳng định sự đây là dự án Luật quan trọng, tác động đến toàn xã hội. Liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh trong dự thảo Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao Ủy ban Quốc phòng và An ninh thẩm tra.

Xem nội dung chi tiết tại đây: THƯỜNG TRỰC ỦY BAN QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH GÓP Ý CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤT QUỐC PHÒNG, AN NINH TRONG DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

* Nhấn mạnh đây là luật khó, có tầm quan trọng, tác động đến nhiều mặt của đời sống, kinh tế xã hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đánh giá cao Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, của Quốc hội đã phối hợp với Ban soạn thảo tổ chức góp ý, thẩm tra kỹ lưỡng, lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và tổng hợp ý kiến của người dân liên quan đến các nội dung của dự thảo Luật.

Xem nội dung chi tiết tại đây: TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 132 ĐỂ HOÀN THIỆN DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

* Sáng 23/8, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã làm việc với Bảo tàng Hà Nội về việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư, xây dựng, quản lý và sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Phan Viết Lượng - Trưởng đoàn khảo sát chủ trì cuộc làm việc.

Qua thảo luận, Đoàn khảo sát ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà Bảo tàng Hà Nội đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời cho rằng, để đưa Bảo tàng Hà Nội trở thành thiết chế văn hóa quan trọng, nơi tổ chức các sự kiện lớn của Thủ đô và cả nước, cũng như trở thành điểm đến thu hút những người quan tâm muốn tìm hiểu lịch sử, văn hóa của Hà Nội sẽ đặt ra yêu cầu rất lớn đối với ngành văn hóa Hà Nội trong thời gian tới.

Xem nội dung chi tiết tại đây: KHẢO SÁT VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THIẾT CHẾ VĂN HÓA, THỂ THAO TẠI BẢO TÀNG HÀ NỘI

* Sáng 23/8, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Lê Thu Hà đã tiếp Đoàn Trợ lý Uỷ ban Chuẩn chi Thượng viện Hoa Kỳ đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.

Vui mừng chào đón Đoàn Trợ lý Uỷ ban Chuẩn chi Thượng viện Hoa Kỳ đến thăm, làm việc tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Thu Hà đánh giá cao mối quan hệ đối tác toàn diện hiệu quả, thực chất giữa Việt Nam - Hoa Kỳ; trong đó, kinh tế, tài chính, thương mại, đầu tư là trụ cột trong quan hệ song phương.

Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ NHIỆM UỶ BAN ĐỐI NGOẠI TIẾP ĐOÀN TRỢ LÝ UỶ BAN CHUẨN CHI THƯỢNG VIỆN HOA KỲ

* Thực hiện Quyết định của Ban Thường vụ Đảng ủy Cơ quan Văn phòng Quốc hội, chiều 23/8, tại Trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Chi bộ Dân nguyện thuộc Đảng bộ Cơ quan Văn phòng Quốc hội trang trọng tổ chức Lễ kết nạp đảng cho quần chúng Trần Mai Hương.

Được sự quan tâm của các cấp Đảng bộ cùng sự giúp đỡ rèn luyện của các đồng chí đảng viên trong Chi bộ, các đồng chí trong BCH Chi đoàn, Đoàn TNCSHCM Văn phòng Quốc hội, sau một thời gian rèn luyện, học tập, phấn đấu, thử thách với sự cố gắng không ngừng, quần chúng Trần Mai Hương đã được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam, trở thành đảng viên của Chi bộ Dân nguyện.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CHI BỘ DÂN NGUYỆN TỔ CHỨC LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN MỚI

* Tại đợt 2 của phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, chuẩn bị nội dung cho phiên họp, Ủy ban Pháp luật đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). 

Tại hội thảo, các đại biểu dành nhiều sự quan tâm đến chính sách phát triển nhà ở xã hội và cho rằng cần mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách với tiêu chí đơn giản, dễ nhận biết và giảm tối đa thủ tục hành chính; cần có thêm cơ chế, cách làm để huy động toàn dân tham gia thực hiện góp phần giải quyết nơi ở, chỗ ở cho công nhân, người lao động, người có thu nhập thấp.

Xem nội dung chi tiết tại đây: GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT NHÀ Ở (SỬA ĐỔI): MỞ RỘNG ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC THỤ HƯỞNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở XÃ HỘI

* Đề cập về kết quả giám sát bước đầu chuyên đề giám sát của Quốc hội về việc triển khai thực hiện CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm - Phó Trưởng Đoàn Thường trực Đoàn giám sát cho rằng, do khối lượng các văn bản hướng dẫn về cơ chế, chính sách quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia DTTS&MN là rất lớn, nên công tác ban hành văn bản hướng dẫn còn chậm, nhiều bất cập, có nội dung hướng dẫn của Chương trình đến nay chưa hoàn thành.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CÒN NHIỀU BẤT CẬP TRONG BAN HÀNH VĂN BẢN HƯỚNG DẪN CTMTQG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

* Phát biểu tại phiên họp của Thường trực Ủy ban Pháp luật và Thường trực Ủy ban Kinh tế và các cơ quan hữu quan về rà soát tính đồng bộ, thống nhất của dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) với dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ đây là cơ hội ngàn năm có một khi Quốc hội cũng sửa cùng một lúc 3 luật có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau, do đó các cơ quan làm luật cần cộng đồng trách nhiệm đảm bảo tính hợp Hiến, hợp pháp, tính thống nhất hệ thống pháp luật.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ NHIỆM ỦY BAN PHÁP LUẬT HOÀNG THANH TÙNG: TẬN DỤNG CƠ HỘI “NGÀN NĂM CÓ MỘT” ĐỂ BẢO ĐẢM ĐỒNG BỘ, THỐNG NHẤT CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

* Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vai trò, trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong khai thác, bảo vệ phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiếp tục duy trì 3 trụ cột trong kinh tế biển gồm: khai thác, nuôi biển và bảo tồn.

Xem nội dung chi tiết tại đây: NGÀNH NÔNG NGHIỆP TIẾP TỤC DUY TRÌ 3 TRỤ CỘT TRONG KINH TẾ BIỂN: KHAI THÁC, NUÔI BIỂN VÀ BẢO TỒN

* Để có quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, nhiều chuyên gia cho rằng, khi lập, phê duyệt các loại quy hoạch, địa phương phải bố trí đủ quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội theo Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở. Các địa phương sẽ căn cứ nhu cầu thực tế về nhà ở xã hội của người dân để chủ động bố trí quỹ đất xây dựng...

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐỀ XUẤT ĐỊA PHƯƠNG PHẢI BỐ TRÍ ĐỦ QUỸ ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI KHI LẬP, PHÊ DUYỆT CÁC LOẠI QUY HOẠCH

* Một trong những sửa đổi quan trọng lần này của dự án Luật Bảo hiểm xã hội là mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tán thành điểm mới này, tuy nhiên một số ý kiến chuyên gia đề nghị cần rà soát bổ sung đầy đủ các nhóm đối tượng đồng thời có giải pháp hữu hiệu đảm bảo tính khả thi trong tổ chức thực hiện...

Xem nội dung chi tiết tại đây: MỞ RỘNG DIỆN BAO PHỦ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH BẮT BUỘC, ĐẢM BẢO TÍNH KHẢ THI TRONG TỔ CHỨC THỰC HIỆN

* Nhiều chuyên gia cho rằng, việc quy định mức giá trần nhà ở xã hội sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng đầu cơ làm lạm phát giá nhà nhằm đảm bảo người dân có điều kiện mua nhà với giá hợp lý. Các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương xem xét để đưa ra mức giá trần phù hợp với từng khu vực và đề xuất lên Bộ Xây dựng phê duyệt.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐỂ NGƯỜI THU NHẬP THẤP CÓ NHÀ Ở: CẦN THIẾT ĐẶT RA MỨC GIÁ TRẦN CHO TỪNG KHU VỰC

* Sáng 23/8, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá gồm các đồng chí: Mai Văn Hải, Tỉnh uỷ viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá, trưởng đoàn giám sát; Bùi Mạnh Khoa, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; Cầm Thị Mẫn, ĐBQH chuyên trách; Võ Mạnh Sơn, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, đã tiến hành giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách pháp luật về BHXH giai đoạn từ 1/1/2020 đến 30/6/2023 tại BHXH tỉnh Thanh Hoá.

Tại buổi giám sát, các đại biểu và thành viên Đoàn giám sát đề nghị BHXH tỉnh làm rõ hơn những tồn tại trong thực tiễn thực hiện chính sách an sinh xã hội nói chung, chính sách BHXH hiện hành nói riêng; các giải pháp hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH năm sau cao hơn năm trước…

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH THANH HÓA GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT TẠI BHXH TỈNH

* Sáng 23/8, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An có cuộc khảo sát tại thị xã Hoàng Mai và huyện Diễn Châu theo kế hoạch giám sát chuyên đề việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 36 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.

Tại cuộc khảo sát, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An nhấn mạnh: Việc chuyển đổi, thu hồi đất sản xuất của người dân để phục vụ các dự án, đồng nghĩa người dân sẽ mất đi tư liệu sản xuất; bởi vậy, đề nghị chính quyền các địa phương phối hợp với các chủ đầu tư ưu tiên tuyển dụng, tạo việc làm cho người dân.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH NGHỆ AN KHẢO SÁT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36 CỦA QUỐC HỘI TẠI THỊ XÃ HOÀNG MAI VÀ HUYỆN DIỄN CHÂU

Thế Hà

Các bài viết khác