LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC 2023: THAY ĐỔI NHẰM MỤC ĐÍCH ĐẢM BẢO AN NINH NGUỒN NƯỚC

31/12/2023

Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật này đã được Quốc hội khóa XV thông qua vào kỳ họp thứ 6 ngày 27 tháng 11 năm 2023 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2024.

LUẬT VIỄN THÔNG 2023: XÂY DỰNG HÀNH LANG PHÁP LÝ VỮNG MẠNH PHÙ HỢP VỚI XU THẾ CHUYỂN ĐỔI SỐ

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tài nguyên nước 2023

So với các Luật Tài nguyên nước đã được ban hành trước đó, Luật Tài nguyên nước 2023 gồm 10 chương, 86 điều,có một số điểm mới như sau:

Thứ nhất, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phục hồi các nguồn nước ô nhiễm nặng

Tại khoản 5 Điều 4 Luật Tài nguyên nước năm 2023 nêu rõ:

Khuyến khích tổ chức, cá nhân xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến để quản lý, bảo vệ, phục hồi, phát triển nguồn nước; khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước; xử lý nước biển thành nước ngọt; thu gom, sử dụng nước mưa, bổ sung nhân tạo nước dưới đất; phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra.

Bên cạnh đó, Luật Tài nguyên nước 2023 cũng khuyến khích các tổ chức tài chính phát triển tín dụng xanh, trái phiếu xanh và các sản phẩm tài chính để hỗ trợ cho hoạt động phục hồi nguồn nước.

Tổ chức, cá nhân tham gia phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm sẽ được hưởng ưu đãi, hỗ trợ, miễn, giảm thuế, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo điểm 4 Điều 34 Luật Tài nguyên nước năm 2023.

Thứ hai, cấm lấp sông, suối, kênh, rạch trái phép

Đây là điểm mới được đánh giá là sự bổ sung cần thiết tại quy định về các hành vi bị cấm. Cụ thể tại Điều 8 Luật Tài nguyên nước năm 2023 đã bổ sung thêm các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:

Lấn, lấp sông, suối, kênh, mương, rạch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đặt vật cản, chướng ngại vật, xây dựng công trình kiến trúc, trồng cây gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước ở các sông, suối, hồ chứa, kênh, mương, rạch nhưng không có biện pháp khắc phục;

Khai thác trái phép cát, sỏi, bùn, đất và các loại khoáng sản khác trên sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, trong hành lang bảo vệ nguồn nước; khoan, đào, xây dựng nhà cửa, công trình, vật kiến trúc và các hoạt động khác trong hành lang bảo vệ nguồn nước gây sạt lở bờ sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ;

Phá hoại các công trình bảo vệ, điều tiết, tích trữ nước, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên nước, công trình phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra;

Làm sai lệch thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước;

Xây dựng đập, hồ chứa, công trình điều tiết, tích trữ nước, phát triển nguồn nước trái quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch khác có liên quan.

Các đại biểu bấm nút thông qua Luật Tài nguyên nước 2023

Thứ ba, chính sách sử dụng nước tuần hoàn

Tại khoản 1 Điều 58 quy định về việc sử dụng nước tuần hoàn tiết kiệm, hiệu quả như sau:

Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước thực hiện các giải pháp sau đây để sử dụng nước tuần hoàn, tiết kiệm, hiệu quả:

Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đúng mục đích, hợp lý;

Xây dựng kế hoạch thay thế phương tiện, thiết bị, công nghệ lạc hậu, tiêu thụ nhiều nước;

Cải tiến quy trình sử dụng nước; áp dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước; tăng khả năng sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước; tích trữ nước mưa;

Bố trí cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi phù hợp với khả năng đáp ứng của nguồn nước; cải tiến, tối ưu hóa và áp dụng các biện pháp, công nghệ, kỹ thuật canh tác, xây dựng, duy tu, vận hành các công trình dẫn nước, giữ nước để tiết kiệm nước, sử dụng nước hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp;

Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hệ thống cấp nước phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật bảo đảm cấp nước ổn định, an toàn, liên tục và giảm thiểu thất thoát, lãng phí nước;

Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành công trình, hệ thống công trình thủy lợi phải áp dụng các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và bảo đảm vận hành hệ thống công trình cung cấp nước hợp lý, giảm thiểu thất thoát, lãng phí nước.

Bên cạnh đó, Điều 59 Luật mới nhấn mạnh, Nhà nước khuyến khích các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khai thác, sử dụng nước và xả nước thải có giải pháp sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước thải ngay trong giai đoạn xây dựng dự án.

Thứ tư, chính sách ưu đãi với dự án cấp nước cho vùng sâu, vùng xa

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định rõ về chính sách ưu đãi đối với dự án cấp nước cho vùng sâu, vùng xa:

Ưu tiên đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn nước, tích trữ nước, phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; có chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư khai thác nước cấp cho sinh hoạt, sản xuất cho người dân ở các vùng khan hiếm nước ngọt, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện tiếp cận nước sinh hoạt cho người nghèo, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng dễ bị tổn thương khác.

Các tổ chức, cá nhân thực hiện các dự án kể trên sẽ được hưởng ưu đãi, hỗ trợ, miễn, giảm thuế, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo khoản 2 Điều 73 Luật Tài nguyên nước năm 2023.

Thứ năm, rút ngắn thời hạn của giấy phép khai thác tài nguyên nước

Căn cứ Khoản 1 Điều 54. Thời hạn của giấy phép khai thác tài nguyên nước và giấy phép thăm dò nước dưới đất

Một, thời hạn của giấy phép khai thác tài nguyên nước được quy định như sau:

Giấy phép khai thác nước mặt có thời hạn tối đa 10 năm, tối thiểu 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 05 năm;

Giấy phép khai thác nước biển có thời hạn tối đa 15 năm, tối thiểu 10 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 10 năm;

Giấy phép khai thác nước dưới đất có thời hạn tối đa 05 năm, tối thiểu 03 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 03 năm;

Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì giấy phép được cấp theo thời hạn đề nghị trong đơn và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa không quá thời hạn giấy phép đã được cấp, gia hạn liền trước đó.

Hai, giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn 02 năm và được xem xét gia hạn một lần, thời gian gia hạn không quá 01 năm. Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, gia hạn giấy phép với thời hạn ngắn hơn thì giấy phép được cấp, gia hạn theo thời hạn đề nghị trong đơn.

Ba, trường hợp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép khai thác tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân nộp trước 45 ngày so với thời điểm giấy phép đó hết hiệu lực thì thời điểm hiệu lực ghi trong giấy phép gia hạn được tính nối tiếp với thời điểm hết hiệu lực của giấy phép đã được cấp trước đó.

Các đại biểu bấm nút thông qua Luật Tài nguyên nước 2023

Thứ sáu, các trường hợp được miễn, giảm tiền cấp quyền khai thác nước

So với Luật Tài nguyên nước năm 2012, Luật mới đã bổ sung thêm các trường hợp tổ chức, cá nhân được miễn, giảm tiền cấp quyền khai thác nước tại Điều 69. Cụ thể như sau:

Trường hợp khai thác tài nguyên nước không phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước bao gồm:

Một, khai thác nước biển;

Hai, khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, thủy điện, thủy lợi, thể thao, du lịch, kinh doanh, dịch vụ, tạo nguồn, ngăn mặn, chống ngập, tạo cảnh quan quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 52 của Luật Tài nguyên nước;

Ba, khai thác tài nguyên nước cho các mục đích tạo nguồn, ngăn mặn, chống ngập, tạo cảnh quan quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật Tài nguyên nước.

Bốn, trường hợp miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước bao gồm:

Năm, khai thác nước để cấp cho sinh hoạt của người dân khu vực biên giới, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

Sáu, dự án có hạng mục công trình khai thác nước đã được Chính phủ Việt Nam bảo lãnh theo bảo lãnh Chính phủ;

Bảy, trong thời gian công trình khai thác nước bị hư hỏng do sự cố bất khả kháng không thể tiếp tục khai thác hoặc phải tạm dừng khai thác.

Tám, trường hợp giảm tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước bao gồm:

Chín, công trình khai thác nước phải cắt, giảm lượng nước khai thác khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 42 của Luật Tài nguyên nước;

Mười, khai thác, sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước theo quy định tại khoản 5 Điều 59 của Luật Tài nguyên nước;

Mười một, hồ chứa đã vận hành phải điều chỉnh, bổ sung dung tích phòng lũ cho hạ du so với nhiệm vụ của hồ chứa đã được phê duyệt;

Mười hai, khai thác nước cho sản xuất nông nghiệp trong thời gian xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Thứ bảy, quy định rõ 11 trường hợp không cần kê khai, đăng ký, có giấy phép khai thác nước

Tại Khoản 3 Điều 52. Quy định chung về việc kê khai, đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước quy định rõ:

Một, khai thác nước cho các hoạt động văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, phòng cháy, chữa cháy, phục vụ mục đích quốc phòng và an ninh, tưới cây và rửa đường phục vụ mục đích công cộng;

Hai, khai thác nước mặt quy mô nhỏ để sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản;

Ba, khai thác nước mặt quy mô nhỏ để sử dụng cho các mục đích ngoài mục đích quy định tại điểm a, điểm b khoản này và điểm đ khoản 5 Điều này;

Bốn, khai thác nước cho sinh hoạt tại các khu vực trong thời gian xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sự cố ô nhiễm, dịch bệnh do cấp có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật;

Năm, khai thác nước biển để sử dụng cho sản xuất muối;

Sáu, khai thác nước biển phục vụ các hoạt động trên biển;

Bảy, khai thác nước biển quy mô nhỏ để sử dụng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản trên đảo, đất liền;

Tám, sử dụng mặt nước sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ chứa để nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ quy mô nhỏ;

Chín, đào hồ, ao, kênh, mương, rạch quy mô nhỏ để tạo không gian thu, trữ nước, dẫn nước, tạo cảnh quan;

Mười, hoạt động sử dụng mặt nước trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thực hiện theo quy định của pháp luật về thủy lợi;

Mười một, các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ./ 

Ngọc Thúy