QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 10/4/2024
* Sáng 11/4, tiếp tục các hoạt động trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm Khu Thí điểm thương mại tự do Thượng Hải (SHFTZ) và tọa đàm với lãnh đạo SHFTZ.
Tại đây, Chủ tịch Quốc hội và Đoàn đã nghe lãnh đạo SHFTZ giới thiệu về quá trình hình thành, phát triển và những kết quả nổi bật của SHFTZ; trao đổi, tìm hiểu về khung khổ thể chế, cách thức vận hành và các chính sách đặc biệt, đặc thù dành cho SHFTZ, kinh nghiệm thực tiễn triển khai các cơ chế thử nghiệm có kiểm soát...
Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI KHU THÍ ĐIỂM MẬU DỊCH TỰ DO THƯỢNG HẢI, TRUNG QUỐC
* Chiều 11/4, tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm tỉnh Vân Nam. Ngay sau khi đến Vân Nam, Chủ tịch Quốc hội đã tiếp Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Nhân đại tỉnh Vân Nam Vương Ninh.
Tại cuộc tiếp, trong không khí hữu nghị, chân thành và tin cậy, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam Vương Ninh cùng bày tỏ vui mừng và đánh giá tích cực về những tiến triển của quan hệ hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc thời gian qua; trao đổi các biện pháp nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của hai bên, thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa các bộ ngành, địa phương Việt Nam với tỉnh Vân Nam thời gian tới.
Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ TIẾP BÍ THƯ TỈNH ỦY VÂN NAM, TRUNG QUỐC
* Sáng 11/4, tại Hà Nội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam tổ chức Hội nghị biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc lần thứ VI, năm 2024; Chương trình “Một trái tim, một thế giới” lần thứ 19. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Hội nghị là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, nhằm ghi nhận, biểu dương người khuyết tật nỗ lực vượt lên số phận đạt thành tích trên nhiều lĩnh vực, khích lệ trẻ mồ côi tiếp tục phấn đấu vươn lên trong học tập và tôn vinh người bảo trợ, những tấm lòng nhân ái vì sự phát triển của cộng đồng.
Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI TRẦN THANH MẪN DỰ HỘI NGHỊ BIỂU DƯƠNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT, TRẺ MỒ CÔI VÀ NGƯỜI BẢO TRỢ TIÊU BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VI, NĂM 2024
* Thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, chăm lo, nhằm từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho người khuyết tật và trẻ mồ côi… Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI TRẦN THANH MẪN: ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN LUÔN GIÀNH TÌNH CẢM VÀ SỰ CHĂM SÓC, HỖ TRỢ TẬN TÌNH, CHU ĐÁO NGƯỜI KHUYẾT TẬT, TRẺ MỒ CÔI
- BIỂU DƯƠNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT, TRẺ MỒ CÔI, NGƯỜI BẢO TRỢ TIÊU BIỂU TOÀN QUỐC
* Sáng 11/4, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải – Trưởng Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023” chủ trì buổi làm việc với Tổ giúp việc của Đoàn giám sát, cho ý kiến về dự thảo báo cáo và dự thảo Nghị quyết giám sát.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải – Trưởng Đoàn giám sát đề nghị tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo, dự thảo Nghị quyết giám sát đảm bảo mạch lạc, xúc tích, rõ ràng, các số liệu có sức thuyết phục, khoa học; mạnh dạn đưa ra các đề xuất, giải pháp, kiến nghị sau giám sát.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN ĐỨC HẢI CHỦ TRÌ BUỔI LÀM VIỆC VỚI TỔ GIÚP VIỆC CỦA ĐOÀN GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 43/2022/QH15
- PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN ĐỨC HẢI: TIẾP TỤC HOÀN THIỆN DỰ THẢO BÁO CÁO, DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 43/2022/QH15
* Thừa ủy quyền của Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần vừa có văn bản số 3490/TB-TTKQH ngày 10/4/2024 thông báo Kết luận Hội nghị triển khai Nghị quyết số 969/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội. Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu Kết luận.
Xem nội dung chi tiết tại đây: KẾT LUẬN HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 969/NQ-UBTVQH15 CỦA UBTVQH HƯỚNG DẪN VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÌNH TẠI PHIÊN HỌP HỘI ĐỒNG DÂN TỘC, ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI
* Sáng 11/4, tại Tuyên Quang, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức Hội thảo "Xác định nội hàm và việc áp dụng trong hệ thống chính sách, pháp luật một số thuật ngữ (khái niệm) liên quan đến vấn đề dân tộc và phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi". Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm chủ trì Hội thảo.
Phát biểu tại Hội thảo, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm nhấn mạnh, đây là diễn đàn quan trọng để các đại biểu trao đổi, thảo luận về cơ sở chính trị, cơ sở khoa học, nội hàm một số thuật ngữ, khái niệm, việc áp dụng trong hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến vấn đề dân tộc và phân định vùng DTTS&MN trong tình hình hiện nay, đồng thời định hướng cho việc xây dựng Luật về lĩnh vực dân tộc.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- HỘI THẢO XÁC ĐỊNH VIỆC ÁP DỤNG TRONG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT MỘT SỐ THUẬT NGỮ (KHÁI NIỆM) LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ PHÂN ĐỊNH VÙNG DTTS&MN
- ĐẢM BẢO TÍNH THỐNG NHẤT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ DÂN TỘC
* Phát biểu kết luận Hội thảo, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm cho rằng, việc giải thích thuật ngữ, khái niệm liên quan đến vấn đề dân tộc và phân định vùng DTTS&MN là nhiệm vụ phức tạp, lâu dài, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và có cơ sở khoa học vững chắc. Trên cơ sở đó, trong quá trình hoạch định chính sách, các cơ quan có thẩm quyền sẽ có cơ sở để xác định một cách đúng đắn nội hàm của các khái niệm.
Xem nội dung chi tiết tại đây: CẦN NGHIÊN CỨU THUẬT NGỮ, KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ PHÂN ĐỊNH VÙNG DTTS&MN
* Sáng 11/4 Đoàn giám sát số 2 của UBTVQH về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” đã làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về tình hình an toàn giao thông trên địa bàn. Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới làm trưởng đoàn.
Tại buổi làm việc, nêu những bất cập trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong thời gian qua như cấp giấy phép lái xe cho người nghiện ma túy, người không đủ năng lực, hành vi, sức khỏe.. thành viên đoàn giám sát đề nghị tỉnh Đồng Nai cho biết công tác này được tỉnh quan tâm như nào, đặc biệt là việc đầu tư công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động này.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI LÀM VIỆC VỚI UBND TỈNH ĐỒNG NAI
* Ngày 11/4, Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình làm Trưởng đoàn đã có các hoạt động khảo sát thực tế tại TP. Hải Phòng.
Tại Hải Phòng, Đoàn giám sát đã khảo sát thực tế tại Cảng container Quốc tế Tân Cảng - Hải Phòng, Bến Gót, sông Chanh, kênh Cái Tráp, kênh Hà Nam tại huyện Cát Hải; Cảng thủy nội địa trên sông Đá Bạch tại Công ty xi măng Chinfon tại huyện Thủy Nguyên và một số điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn, điểm giao cắt đường sắt trên địa bàn quận Hồng Bàng.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI KHẢO SÁT TẠI TP. HẢI PHÒNG
* Sáng 11/4, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội thảo “Góp ý dự thảo Luật Di sản Văn hóa (sửa đổi)”. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh và Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển đồng chủ trì hội thảo.
Với vai trò là cơ quan nghiên cứu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển nhấn mạnh, hội thảo tham vấn ý kiến chuyên gia là kênh thông tin khoa học độc lập nhằm góp phần hoàn thiện dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và cung cấp thông tin phục vụ Phiên họp tháng 4/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Xem nội dung chi tiết tại đây: GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT DI SẢN VĂN HÓA (SỬA ĐỔI)
* Sáng 11/4, tại TP. Hồ Chí Minh, Thường trực Ủy ban Kinh tế phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức Tọa đàm Tham vấn ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Cho ý kiến tại Tọa đàm, các đại biểu bày tỏ sự đồng tình về sự cần thiết quy định trong một luật, thống nhất về tên gọi, đồng thời làm rõ nội hàm của quy hoạch đô thị và nông thôn, cũng như mối quan hệ giữa quy hoạch đô thị và nông thôn với các quy hoạch trong hệ thống quy hoạch.
Xem nội dung chi tiết tại đây: THAM VẤN Ý KIẾN VỀ DỰ ÁN LUẬT QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN
* Sáng 11/4, tại trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đã khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức của Văn phòng Quốc hội.
Phát biểu tại lễ khai giảng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, Văn phòng Quốc hội Nguyễn Duy Khánh cho biết, việc Văn phòng Quốc hội tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đối tượng 4 là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức của Văn phòng Quốc hội thể hiện sự nghiêm túc quán triệt chủ trương của Đảng, Nhà nước, Thành phố Hà Nội trong việc bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh...
Xem nội dung chi tiết tại đây: VĂN PHÒNG QUỐC HỘI KHAI GIẢNG LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
* Chiều 11/4, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức cuộc họp Tổng quan về phương án sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy chủ trì cuộc họp.
Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 (Luật KH&CN 2013) được Quốc hội Khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18/6/2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014 bao gồm 11 chương, 81 điều. Luật KH&CN 2013 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 28/2018/QH14 ngày 15/6/2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch; Luật số 07/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
Xem nội dung chi tiết tại đây: CUỘC HỌP TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG ÁN SỬA ĐỔI LUẬT KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
* Đóng góp ý kiến tại cuộc họp, các đại biểu cho rằng, việc sửa đổi Luật là cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay. Theo đó, việc sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ cần gắn với đổi mới sáng tạo…
Xem nội dung chi tiết tại đây: SỬA ĐỔI LUẬT KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẦN GẮN VỚI ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
* Chiều 11/4, tại TP. Hồ Chí Minh, Thường trực Ủy ban Kinh tế phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Minh Sơn và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi chủ trì hội thảo.
Các đại biểu dự hội thảo tập trung thảo luận về: phạm vi sửa đổi, tài sản đấu giá, các hành vi bị nghiêm cấm, tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước, các hình thức đấu giá và trình tự, thủ tục đấu giá trực tuyến; quy định về mua hồ sơ tham gia đấu giá tài sản; quy định quyền của người có tài sản có trách nhiệm đối với tài sản đưa ra đấu gia; thay đổi ngày giờ đấu giá…
Xem nội dung chi tiết tại đây: LẤY Ý KIẾN VỀ DỰ ÁN LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
* Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, sau khi được Chính phủ giao, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, cho tới thời điểm này, Bộ đã hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Xem nội dung chi tiết tại đây: BỘ TRƯỞNG NGUYỄN VĂN HÙNG: HOÀN THIỆN HỒ SƠ DỰ ÁN LUẬT DI SẢN VĂN HÓA (SỬA ĐỔI)
* Tại phiên họp toàn thể lần thứ 21 của Ủy ban Pháp luật thẩm tra đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, các đại biểu đề nghị Chính phủ, các cơ quan trình dự án luật cần đảm bảo kỷ luật, kỷ cương xây dựng pháp luật, đặc biệt cần khắc phục tình trạng chậm gửi hồ sơ, tài liệu đến các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội.
Xem nội dung chi tiết tại đây: GIẢI BÀI TOÁN CHẬM GỬI HỒ SƠ, TÀI LIỆU DỰ ÁN LUẬT ĐẾN QUỐC HỘI, ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
* Đến năm 2025, cả nước dự kiến có hơn 600 đơn vị hành chính cấp xã mới sau khi sáp nhập và việc đặt tên cho các đơn vị hành chính mới này là vấn đề hiện đang được dư luận rất quan tâm. PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, việc đặt tên cần thể hiện được dấu ấn, truyền thống văn hóa, lịch sử địa lý… của địa phương.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH - PGS.TS BÙI HOÀI SƠN: LỊCH SỬ, ĐỊA LÝ, VĂN HÓA LÀ YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG VIỆC ĐẶT TÊN CHO CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH MỚI SAU SÁP NHẬP
* Quan tâm đến một số vấn đề sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, PGS.TS Lê Minh Thông, ĐBQH khóa XIII cho rằng, các điều, khoản được dự định sửa đổi, bổ sung phần lớn luật hóa những nội dung đã được quy định tại các Nghị quyết của UBTVQH là hợp lý, khả thi. Tuy nhiên, cần nghiên cứu, cân nhắc thêm về mục tiêu sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát, đồng thời bám sát hai mục tiêu là xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật và kiểm soát việc thực hiện quyền lực Nhà nước.
Xem nội dung chi tiết tại đây: SỬA ĐỔI LUẬT HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CẦN BÁM SÁT MỤC TIÊU LÀ XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VÀ KIỂM SOÁT VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
* Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ 7 tới đây (5/2024). Quan tâm tới dự luật, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, tại dự thảo đã thu hẹp các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT). Tuy nhiên, cần rà soát kỹ lưỡng các nhóm đối tượng được miễn thuế GTGT, quy định phải đảm bảo chi tiết, đầy đủ, chặt chẽ và phù hợp với thực tiễn...
Xem nội dung chi tiết tại đây: QUY ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ PHẢI BẢO ĐẢM CHI TIẾT, CHẶT CHẼ, PHÙ HỢP VỚI THỰC TIỄN
* Theo chương trình lập pháp, tại Kỳ họp thứ 7 sắp tới, Quốc hội sẽ tiếp tục cho ý kiến đối với dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Quan tâm tới dự luật, Luật sư Phan Kế Hiền – Giám đốc Công ty Luật Bảo Tín nêu rõ, quy định tăng cường chế tài đối với việc chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội của đơn vị sử dụng lao động là giải pháp hết sức cần thiết để tăng độ bao phủ bảo hiểm xã hội bắt buộc và đặc biệt là bảo đảm thực thi các quy định của pháp luật một cách nghiêm túc.
Xem nội dung chi tiết tại đây: LUẬT SƯ PHAN KẾ HIỀN: CẦN TĂNG CƯỜNG CHẾ TÀI ĐỐI VỚI VIỆC CHẬM ĐÓNG, TRỐN ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
* Kết quả giám sát cho thấy, việc khuyến khích xã hội hoá các dịch vụ sự nghiệp công tại tỉnh Thanh Hóa đã nhận được sự ủng hộ của người dân và các tổ chức, góp phần giảm chi ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, các đơn vị công lập thực hiện tự chủ đã sắp xếp tổ chức bộ máy, sử dụng nguồn nhân lực và tài chính hiệu quả hơn
Xem nội dung chi tiết tại đây: THANH HÓA: KHUYẾN KHÍCH XÃ HỘI HÓA CÁC DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP NHẬN ĐƯỢC SỰ ỦNG HỘ CỦA NGƯỜI DÂN VÀ CÁC TỔ CHỨC
* Ngày 11/4, đồng chí Nguyễn Văn Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Thái Bình chủ trì buổi khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) giai đoạn 2009 - 2023 trên địa bàn tại Công an tỉnh để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Các thành viên đoàn khảo sát đã tập trung trao đổi về những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chính sách pháp luật bảo đảm TTATGT đường bộ, phân tích, làm rõ nguyên nhân, đề xuất những giải pháp về cơ chế, chính sách pháp luật cũng như những giải pháp để giảm thiểu các vụ TNGT trên địa bàn... Công an tỉnh, các ngành chức năng và các đơn vị liên quan tổ chức rà soát, kiến nghị điều chỉnh khắc phục các vấn đề liên quan đến kiểm soát nồng độ cồn, đấu giá biển số xe, công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ...
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH THÁI BÌNH KHẢO SÁT VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG