VĂN KIỆN QUỐC HỘI TOÀN TẬP TẬP IV 1971 - 1976

 

BÁO CÁO CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
VỀ TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ CUỘC BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA IV

(Do ông Tôn Quang Phiệt, Tổng Thư ký Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình bày, ngày 07-6-1971)

 

Thưa các đồng chí đại biểu Quốc hội,,

Cuộc bầu cử Quốc hội khóa IV tiến hành ngày 11 tháng tư vừa qua đã thành công tốt đẹp.

Ngày 27 tháng 5 năm 1971, Hội đồng bầu cử đã chuyển đến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, để trình Quốc hội, biên bản tổng kết và toàn bộ hồ sơ về cuộc bầu cử Quốc hội khóa IV. Trong quá trình tổ chức cuộc bầu cử, Hội đồng bầu cử cũng đã thường xuyên báo cáo với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tình hình và kết quả từng bước công tác của mình.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã nghiên cứu các báo cáo, và các tài liệu của Hội đồng bầu cử, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhất trí tán thành hoạt động của Hội đồng bầu cử, tán thành những nhận xét và kết luận của Hội đồng bầu cử.

Trong phiên họp đầu tiên này của Quốc hội khóa IV, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xin báo cáo về tình hình và kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa IV, và trình Quốc hội toàn bộ hồ sơ về cuộc bầu cử này.

Thưa các đồng chí đại biểu Quốc hội,

Cuộc bầu cử Quốc hội khóa IV tiến hành trong điều kiện nhân dân cả nước ta đang sát cánh với nhân dân Lào và Campuchia anh em, giáng cho đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai những đòn mãnh liệt, làm cho chúng phải kinh hồn mất vía, làm cho bè bạn khắp năm châu đều hớn hở vui mừng. Song song với những thắng lợi vang dội đó, việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc được soi sáng bằng đường lối của Đảng, đang chuyển biến tốt và có những bước phát triển mới đầy hứa hẹn.

Sẵn có truyền thống dân chủ trong nếp sinh hoạt chính trị của mình, lại được những thắng lợi trên các mặt trận cổ vũ, nhân dân ta đã nhiệt liệt tham gia cuộc bầu cử với sự giác ngộ đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình với tinh thần của những người làm chủ đất nước. Cuộc bầu cử đã được tiến hành trong không khí tràn đầy tin tưởng và lòng kiêu hãnh của toàn dân.

Việc lập và niêm yết danh sách cử tri đã được tiến hành chu đáo. Ở nhiều địa phương, trong nhiều cơ quan, xí nghiệp, hợp tác xã, danh sách đã được đưa ra cho cử tri thông qua trước khi niêm yết. Những sai sót do nhân dân phát hiện đều được sửa chữa kịp thời. Theo sự đánh giá của Tổng cục Thống kê, thì tổng số cử tri ghi trong danh sách là ăn khớp với tổng số công dân từ 18 tuổi trở lên đang ở trên miền Bắc cho đến ngày 10-4-1971. Số người đi bầu đạt 98,88% trên tổng số cử tri. Chúng ta có thể nói toàn dân ta đã tham gia bầu cử.

Việc lựa chọn và giới thiệu người ra ứng cử đã được các địa phương rất coi trọng và tiến hành một cách dân chủ. Sau khi các chính đảng, các đoàn thể, các ngành, các cấp đã nghiên cứu, thống nhất với nhau về mục đích, yêu cầu của cuộc bầu cử, về tiêu chuẩn của người đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc tổ chức hiệp thương để chọn đơn vị tiền tiến và tiêu biểu của mỗi ngành. Các đơn vị được chọn họp đại hội cán bộ, công nhân hay xã viên bàn bạc, cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định đề cử người của đơn vị mình ra ứng cử. Căn cứ vào sự giới thiệu của các cấp ở cơ sở, Mặt trận Tổ quốc lại mở hội nghị hiệp thương lập ra danh sách những người ứng cử do Mặt trận chính thức giới thiệu. Phương pháp lựa chọn này thể hiện ý thức tôn trọng quyền dân chủ của nhân dân, vừa bảo đảm chọn được người xứng đáng từ cơ sở ra ứng cử, vừa gây được không khí phấn khởi trong cử tri, vì cử tri thấy mình đã thật sự tham gia lựa chọn người thay mặt mình trong cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.

Việc tuyên truyền vận động bầu cử được tiến hành hoàn toàn tự do và đúng pháp luật. Nhà nước đã đài thọ mọi phí tổn về tuyên truyền cho người do Mặt trận Tổ quốc giới thiệu cũng như người tự ra ứng cử. Tất cả các người ứng cử đều được các cơ quan nhà nước và các Uỷ ban Mặt trận tạo mọi điều kiện thuận lợi để gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri. Người ứng cử đã báo cáo trước cử tri hoặc đại biểu cử tri chương trình hoạt động của mình và cử tri đã tỏ lòng tin tưởng đối với người ứng cử.

Ngày bầu cử đã trở thành ngày hội lớn của toàn dân và toàn quân. Nhiều nơi bỏ phiếu được trang trí đẹp đẽ. Nhiều địa phương dựng cổng chào, treo cờ, kết hoa, hoặc tổ chức hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao, gây không khí tưng bừng, nhộn nhịp. Tranh cổ động, biểu ngữ, khẩu hiệu được treo dán ở các xóm, làng, đường phố, trên trận địa pháo cao xạ và ngay trên xe chở hàng ra tiền tuyến. Cử tri nô nức đi bỏ phiếu từ sáng sớm để bảo đảm không ảnh hưởng đến sản xuất, để thuận tiện cho chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu. Nhiều cụ già trên 100 tuổi đã nhờ con cháu dắt đến phòng bỏ phiếu đúng giờ khai mạc. Nhiều cử tri ở vùng cao phải đi nửa ngày đường mới đến nơi đặt hòm phiếu, nhưng 6 giờ sáng đã có mặt để sẵn sàng làm tròn nhiệm vụ công dân của mình. Trong các lực lượng vũ trang, từ các đơn vị đóng tập trung đến các đơn vị cơ động hay đóng lẻ ở những nơi xa xôi hẻo lánh, đều cố gắng khắc phục khó khăn, tham gia bầu cử đông đủ. Ngày bầu cử Quốc hội lần này trùng với ngày lễ Phục sinh, nhiều cử tri theo đạo Thiên Chúa tranh thủ đi bầu sớm rồi mới đi lễ hoặc đi dự lễ sớm để đi bỏ phiếu vào giờ khai mạc. Điều này chứng tỏ đồng bào ta, miền xuôi cũng như miền ngược, bên giáo cũng như bên lương, đều tin tưởng tuyệt đối vào chế độ xã hội chủ nghĩa tốt đẹp của chúng ta.

Nhiệt tình của toàn dân và toàn quân đã làm cho việc bỏ phiếu được tiến hành với nhịp độ rất nhanh chóng. Vào khoảng 9, 10 giờ sáng ngày 11 tháng 4, rất nhiều địa phương đã có 80 hay 90% cử tri đi bầu; khoảng 14 giờ, ở nhiều khu vực bỏ phiếu 100% cử tri đã bỏ phiếu xong.

Tỷ lệ cử tri đi bầu rất cao. Trong cả nước tỷ lệ đi bầu là 98,88%. Trong 26 tỉnh và thành phố, thì có :

- 15 địa phương đạt tỷ lệ trên 99%.

- 5 địa phương đạt tỷ lệ trên 98%.

- 3 địa phương đạt tỷ lệ trên 97%.

- 3 địa phương đạt tỷ lệ trên 95%.

Vĩnh Linh đạt tỷ lệ cao nhất với 99,96% cử tri đi bầu.

Địa phương đạt tỷ lệ thấp nhất là Lạng Sơn cũng đạt 95,28% cử tri đi bầu. Một số huyện, thị xã và rất nhiều xã, khu vực bỏ phiếu, và hầu hết các đơn vị bộ đội đạt 100% cử tri đi bầu.

Việc sơ kết bầu cử ở các Ban bầu cử và tổng kết ở Hội đồng bầu cử đã được tiến hành khẩn trương. Mười ngày sau ngày bầu cử, tức là ngày 21-4-1971, hai đơn vị cuối cùng là Hà Giang và Lai Châu, mặc dù bị nước lũ làm trở ngại, đã hoàn thành việc sơ kết. Ngày 22-4-1971, kết quả sơ bộ cuộc bầu cử ở tất cả các địa phương trên toàn miền Bắc đã được công bố; và ngày 28-4-1971, Hội đồng bầu cử Trung ương đã ra thông cáo chính thức về kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa IV. Trong điều kiện giao thông liên lạc còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay ở nước ta, việc công bố kết quả bầu cử trong thời gian tương đối ngắn như vậy, là một cố gắng đáng biểu dương của các Ban bầu cử, các Tổ bầu cử và của các cơ quan khác có trách nhiệm về bầu cử.

*

*          *

Theo thông cáo của Hội đồng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa IV thì kết quả chung của cuộc bầu cử là :

- Tổng số đơn vị bầu cử được quy định

80

- Tổng số đại biểu Quốc hội được bầu

420

- Tổng số người ứng cử

529

- Tỷ lệ tổng số cử tri đã đi bầu so với tổng số cử tri ghi trong danh sách

 

98,88%

- Tỷ lệ tổng số phiếu hợp lệ so với tổng số cử đi đã tri bầu

 

99,36%

- Tổng số đại biểu trúng cử 420

- Tỷ lệ số phiếu không hợp lệ so với tổng số phiếu bầu là: 0,60% (sáu phần nghìn).

- Tỷ lệ số phiếu trắng so với tổng số phiếu bầu là: 0,04% (bốn phần vạn).

Trong số 420 đại biểu trúng cử vào Quốc hội khóa IV, có:

- 94 đại biểu là công nhân;

- 90 đại biểu là nông dân;

- 8 đại biểu là thợ thủ công;

- 125 đại biểu là phụ nữ;

- 82 đại biểu là thanh niên từ 21 đến 30 tuổi;

- 87 đại biểu là những người làm công tác khoa học, kỹ thuật, kinh tế, giáo dục, pháp chính, y tế, văn hóa, nghệ thuật, v.v..;

- 27 đại biểu là quân nhân;

- 65 đại biểu là cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc;

- 73 đại biểu là dân tộc thiểu số;

- 138 đại biểu là Anh hùng Lao động, Anh hùng Quân đội và Chiến sĩ thi đua;

- 8 đại biểu là người lãnh đạo tôn giáo (đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, đạo Cao Đài);

- 5 đại biểu là nhân sĩ yêu nước.

Đại biểu cao tuổi nhất là 86 tuổi, đại biểu trẻ tuổi nhất là 21 tuổi.

Tất cả những người trúng cử đều là người do Mặt trận Tổ quốc giới thiệu và đều được trúng cử với số phiếu bầu rất cao. Không có đơn vị nào phải bầu thêm hay bầu lại.

 

Thưa các đồng chí đại biểu Quốc hội,

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa IV của chúng ta đã kết thúc thắng lợi. Trong bản thông cáo ngày 28-4-1971 về kết quả bầu cử, Hội đồng bầu cử nhận định rằng:

"1. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa IV ở tất cả các địa phương trong nước đã được tiến hành đúng luật lệ, trên tinh thần thật sự tôn trọng quyền dân chủ của nhân dân và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân ở Trung ương cũng như ở địa phương đã làm tốt việc hiệp thương và giới thiệu người ra ứng cử.

Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để các Ban bầu cử, các Tổ bầu cử hoạt động có kết quả tốt, để mọi người công dân đều có thể sử dụng đầy đủ quyền bầu cử và ứng cử của mình.

Những người làm công tác bầu cử đều có tinh thần trách nhiệm và đã chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ bầu cử.

Việc tuyên truyền vận động bầu cử đã được tiến hành hoàn toàn tự do và đúng pháp luật.

2. Việc ghi danh sách cử tri ở tất cả các địa phương đều làm đúng theo luật định. Tuyệt đại đa số cử tri đã đi bỏ phiếu. Cuộc bầu cử đã tiến hành trong bầu không khí phấn khởi và trật tự tự giác của nhân dân.

3. Ở tất cả các đơn vị bầu cử, số người đi bầu đều quá nửa số cử tri ghi trong danh sách; những người trúng cử đều được bầu với số phiếu rất cao (người cao nhất đạt 99,93%, người thấp nhất cũng đạt 61,66%).

4. Ở mỗi đơn vị, số người trúng cử đều đủ số quy định cho đơn vị; không có đơn vị nào phải bầu lại hoặc bầu thêm.

5. Kết quả tốt đẹp của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa IV chứng minh hùng hồn sự nhất trí về chính trị và tinh thần của xã hội ta, lòng yêu mến thiết tha của nhân dân ta đối với chế độ xã hội chủ nghĩa, sự tín nhiệm của các tầng lớp nhân dân ta đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và sự tin tưởng tuyệt đối của nhân dân ta đối với sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam".

Những nhận định trên đây của Hội đồng bầu cử là đúng với thực tế. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoàn toàn nhất trí với các nhận định đó.

Chúng tôi đề nghị Quốc hội nhiệt liệt hoan nghênh kết quả tốt đẹp của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa IV; nhiệt liệt hoan nghênh tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội của nhân dân, cán bộ và chiến sĩ của chúng ta; nhiệt liệt hoan nghênh sự cộng tác nhiệt tình của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; nhiệt liệt hoan nghênh các cơ quan nhà nước đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cuộc bầu cử; nhiệt liệt biểu dương tinh thần tận tụy công tác và tôn trọng pháp luật của các Ban bầu cử, các Tổ bầu cử và của tất cả các cán bộ làm công tác bầu cử.

Thưa các đồng chí đại biểu Quốc hội,

Được Nghị quyết Hội nghị lần thứ 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam soi sáng, tiếp tục truyền thống vẻ vang của ba khóa Quốc hội trước đây, Quốc hội khóa IV của chúng ta nhất định sẽ phát huy vai trò và tác dụng của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, sẽ là Quốc hội đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược và tiến thêm một bước trong sự nghiệp xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đem lại hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân ta, như lời Chủ tịch Tôn Đức Thắng kính mến đã phát biểu trong kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa III.

 

Thưa các đồng chí đại biểu Quốc hội,

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xin trình Quốc hội biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa IV cùng với tất cả hồ sơ, tài liệu có liên quan.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội giao cho Uỷ ban Thẩm tra tư cách đại biểu thẩm tra lại và trình Quốc hội kết luận của Uỷ ban về tư cách đại biểu Quốc hội, để Quốc hội xét và quyết định.

Sau đây, chúng tôi xin đọc danh sách các vị đại biểu đã được trúng cử theo từng đơn vị bầu cử, mà Hội đồng bầu cử đã chính thức xác nhận:

I- THÀNH PHỐ HÀ NỘI: 42 đại biểu, 8 đơn vị bầu cử.

Đơn vị 1: 5 đại biểu

1- Trần Thị Ân

2- Trường Chinh

3- Nguyễn Thị Kim Cúc

4- Phạm Văn Lực

5- Tôn Đức Thắng.

Đơn vị 2: 6 đại biểu

1- Nguyễn Lương Bằng

2- Văn Tiến Dũng

3- Đinh Văn Thắng

4- Hoàng Quốc Việt

5- Nguyễn Thị Thúy Vinh

6- Nguyễn Xiển.

Đơn vị 3: 6 đại biểu

1- Lê Duẩn

2- Trần Thị Kim Dung

3- Pháp sư Thích Trí Độ

4- Trần Duy Hưng

5- Nguyễn Thị An Vinh

6- Nghiêm Xuân Yêm.

Đơn vị 4: 7 đại biểu

1- Linh mục Hồ Thành Biên

2- Hồ Đắc Di

3- Vũ Định

4- Phạm Văn Đồng

5- Đoàn Thị Hợi

6- Nguyễn Thị Thập

7- Nguyễn Văn Trân.

Đơn vị 5: 5 đại biểu

1- Vũ Xuân Cung

2- Bùi Hưng Gia

3- Châu Văn Huy

4- Nguyễn Văn Hường

5- Vũ Thị Liên.

Đơn vị 6: 4 đại biểu

1- Võ Thành Công

2- Nguyễn Quang Dụ

3- Lưu Xuân Quý

4- Đào Văn Sõi.

Đơn vị 7: 5 đại biểu

1- Vũ Tất Ban

2- Trương Văn Hậu

3- Bùi Thị Phúc

4- Đỗ Xuân Sảng

5- Nguyễn Văn Thìn.

Đơn vị 8: 4 đại biểu

1- Nguyễn Chương Hồng

2- Nguyễn Thị Nhung

3- Vũ Văn Sự

4- Hoàng Minh Viễn.

 

II- THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG: 26 đại biểu, 5 đơn bị bầu cử.

 

Đơn vị 1: 7 đại biểu

1- Nguyễn Sơn Hà

2- Trần Kiên

3- Đỗ Mười

4- Lê Văn Nhàn

5- Trịnh Thị The

6- Nguyễn Đức Thuận

7- Trần Danh Tuyên.

Đơn vị 2: 5 đại biểu

1- Phạm Thị Cát

2- Bùi Thị Mai

3- Hoàng Mậu

4- Nguyễn Quyết

5- Hoàng Thị Thúy Sơn.

Đơn vị 3: 4 đại biểu

1- Nguyễn Thị Hợi

2- Trương Thị Mỹ (tức Trương Thị Viếng)

3- Vũ Tiến Thọ.

Đơn vị 4: 5 đại biểu

1- Nguyễn Khả Kính

2- Đỗ Văn Lộc

3- Lê Văn Ngọc

4- Võ Thị Tường Vân

5- Lê Thị Xuyến.

Đơn vị 5: 5 đại biểu

1- Lê Chương

2- Trần Xuân Hiên

3- Lê Thị Thân

4- Trần Công Tường

5- Nguyễn Thị Vân.

 

III- TỈNH LAI CHÂU: 6 đại biểu, 1 đơn vị bầu cử.

 

1- Lò Văn Hạc

2- Giàng A Páo

3- Lâm Sung

4- Hoàng Thị Thá

5- Pờ A Vù

6- Nguyễn Văn Xã.

IV TỈNH SƠN LA: 7 đại biểu, 1 đơn vị bầu cử.

 

1- Trần Cảnh

2- Vì Thị Ét

3- Cầm Liên (Tức Cầm Văn Yêu)

4- Bàn Văn Mình

5- Giàng A Páo

6- Bùi Quang Tạo

7- Đinh Văn Thành.

 

V- TỈNH NGHĨA LỘ: 4 đại biểu, 1 đơn vị bầu cử.

 

1- Đinh Thị Khuyên

2- Cầm Ngoan

3- Giàng A Páo

4- Hoàng Quốc Thịnh.

 

VI- TỈNH HÀ GIANG: 6 đại biểu, 1 đơn vị bầu cử.

 

1- Lò Mí Chinh

2- Tương Minh Hù

3- Vù Mí Kẻ

4- Vàng Séo Kháy

5- Ma Thị Lâm

6- Y Wang.

 

VII- TỈNH TUYÊN QUANG: 6 đại biểu, 1 đơn vị bầu cử.

 

1- Nguyễn Thị Tám

2- Nguyễn Tạo

3- Bàn Chí Thanh (tức Hàm)

4- Hoàng Đình Thư

5- Quan Thị Toan

6- Lê Văn Trưa.

 

VIII- TỈNH BẮC THÁI: 15 đại biểu, 3 đơn vị bầu cử.

 

Đơn vị 1: 4 đại biểu

1- Doanh Hằng

2- Sẹm H. Miêng

3- Triệu Hồng Thắng

4- Hoàng Văn Thừa.

Đơn vị 2: 5 đại biểu

1- Ma Văn Cường

2- Bằng Giang

3- Trần Thị Kim Liên

4- Triệu Thị Tâm

5- Đinh Văn Tiến.

Đơn vị 3: 6 đại biểu

1- Trần Bảo

2- Lê Thị Bảy

3- Nguyễn Văn Chi

4- Phạm Thị Lợi

5- Nguyễn Tấn Phúc

6- Chu Văn Tấn.

 

IX- TỈNH CAO BẰNG: 7 đại biểu, 1 đơn vị bầu cử.

 

1- Lê Quảng Ba

2- Nông Thị Cắm

3- Dương Đại Lâm

4- Lương Ích Lập

5- Trương Liên Quân

6- Hoàng Văn Sạch

7- Nguyễn Khánh Trực.

 

X- TỈNH LẠNG SƠN: 7 đại biểu 1 đơn vị bầu cử.

 

1- Chu Văn Bảo

2- La Văn Cầu

3- Hà Kế Tấn

4- La Thăng

5- Ngô Thìn

6- Vy Thị Thoạn

7- La Văn Tước.

 

XI- TỈNH LÀO CAI: 5 đại biểu, 1 đơn vị bầu cử.

 

1- Hoàng Thị Kín

2- Trần Long

3- Trường Minh

4- Lâm Phái

5- Sùng Vản Phù.

 

XII- TỈNH YÊN BÁI: 5 đại biểu, 1 đơn vị bầu cử.

 

1- Hoàng Thị Hàng

2- Nguyễn Ngọc Hồ

3- Nguyễn Thạc Long

4- Tướng Văn Tiên

5- Phạm Văn Vinh.

XIII- TỈNH HÒA BÌNH: 7 đại biểu, 1 đơn vị bầu cử.

 

1- Trần Hữu Dực

2- Nay Đen

3- Nguyễn Văn Hậu

4- Hà Văn Nghiệp

5- Nguyễn Hữu Nhân

6- Nguyễn Xuân Thịnh

7- Bùi Thị Tương.

 

XIV- TỈNH VĨNH PHÚ: 25 đại biểu, 4 đơn vị bầu cử.

 

Đơn vị 1: 6 đại biểu

1- Nguyễn Văn Bảy

2- Bùi Thị Cẩm

3- Nguyễn Thị Đức Hạnh

4- Điền Văn Hưng

5- Lê Thị Thử

6- Đinh Văn Việt.

Đơn vị 2: 6 đại biểu

1- Nguyễn Thị Chất

2- Đặng Việt Châu

3- Đàm Thị Kim Chi

4- Nguyễn Thị Lựu

5- Nguyễn Tiến Nhận

6- Hồ Ngọc Thu.

Đơn vị 3: 7 đại biểu

1- Phạm Văn Bạch

2- Nguyễn Thành Đô

3- Trần Xuân Hiệu

4- Nguyễn Thị Nguyệt

5- Hà Đức Tài

6- Phan Đình Tựa

7- Nguyễn Thị Tưởng.

Đơn vị 4: 6 đại biểu

1- Lê Thị Kim Dung

2- Trần Thị Hải

3- Võ Liên

4- Lê Văn Thiêm

5- Huỳnh Văn Tiểng

6- Đinh Công Vận.

 

XV- TỈNH HÀ BẮC: 21 đại biểu, 5 đơn vị bầu cử.

 

Đơn vị 1: 3 đại biểu

1- Y Ngông

2- Hoàng Minh Niên

3- Hoàng Thị Minh Thu.

Đơn vị 2: 4 đại biểu

1- Nguyễn Chân

2- Trần Đăng Khoa

3- Hoàng Thị Mỹ

4- Trần Đăng Thạch.

Đơn vị 3: 5 đại biểu

1- Trần Văn Chi

2- Dương Thị Cương

3- Nguyễn Đình Hài

4- Lê Thị Diệu Muội

5- Nguyễn Thị Song.

Đơn vị 4: 3 đại biểu

1- Nguyễn Thanh Bình

2- Ngô Văn Đỗ (tức Đỗ Văn)

3- Vũ Thị Minh Tâm.

Đơn vị 5: 6 đại biểu

1- Nguyễn Thiện Phương Dung

2- Nguyễn Xuân Hòa

3- Trương Tấn Phát

4- Nguyễn Thị Thu

5- Nguyễn Đức Thuận

6- Chu Thị Xuyến.

 

XVI- TỈNH QUẢNG NINH: 14 đại biểu, 3 đơn vị bầu cử.

 

Đơn vị 1: 6 đại biểu

1- Voòng Nải Hoài

2- Nguyễn Thị Khang

3- Nguyễn Hữu Mai

4- Cháu Vồ Mủn

5- Lê Thanh Nghị

6- Nguyễn Đức Tâm.

Đơn vị 2: 4 đại biểu

1- Trần Thị Ái

2- Phan Văn Diêm

3- Nguyễn Công Hòa

4- Nguyễn Văn Vỡi.

Đơn vị 3: 4 đại biểu

1- Chìu Nhì Múi

2- Mai Đình Nghệ

3- Nguyễn Bá Phát

4- Hà Thị Quân.

XVII- TỈNH HẢI HƯNG: 32 đại biểu, 5 đơn vị bầu cử.

 

Đơn vị 1: 7 đại biểu

1- Lương Định Của

2- Lê Xuân Đài

3- Phạm Bích Hải

4- Trần Quang Huy

5- Phạm Văn Lục

6- Nguyễn Thị Mười

7- Nguyễn Văn Sáu.

Đơn vị 2: 6 đại biểu

1- Nguyễn Hoài Bắc

2- Ngô Thị Thanh Lịch

3- Lê Văn Nổ

4- Vũ Quang

5- Nguyễn Văn Thơm

6- Trần Tống.

Đơn vị 3: 6 đại biểu

1- Nguyễn Thị Ắt

2- Lê Minh Đức

3- Hoàng Năng Thân

4- Trần Thị Thí

5- Đặng Tính

6- Nguyễn Thị Toa.

Đơn vị 4: 6 đại biểu

1- Vũ Văn Cẩn

2- Nguyễn Hữu Hạ

3- Nguyễn Thị Liên

4- Nguyễn Đình Long

5- Hồ Thị Nhỡ

6- Lê Quý Quỳnh.

Đơn vị 5: 7 đại biểu

1- Hòa thượng Thích Tâm An

2- Phan Thị Đức

3- Bồ Xuân Luật

4- Trần Đức Quang

5- Nguyễn Thị Tân

6- Hoàng Thị Thục

7- Phạm Thị Vách.

 

XVIII- TỈNH HÀ TÂY: 26 đại biểu, 6 đơn vị bầu cử.

 

Đơn vị 1: 5 đại biểu

1- Hồ Giáo

2- Lê Thị Thúy Hồng

3- Nguyễn Thị Muối

4- Nguyễn Thị Tình

5- Phan Trọng Tuệ.

Đơn vị 2: 3 đại biểu

1- Hoàng Minh Giám

2- Phí Văn Hà

3- Nguyễn Thị Minh Nhã.

Đơn vị 3: 4 đại biểu

1- Nguyễn Văn Hiệu

2- Xuân Thủy

3- Nguyễn Quý Thưởng

4- Bùi Thị Tý.

Đơn vị 4: 5 đại biểu

1- Nguyễn Văn Định (tức Minh Đạt)

2- Nguyễn Văn Huyên

3- Lưu Văn Khôi

4- Dương Thị Lài

5- Đỗ Kim Thịnh.

Đơn vị 5: 4 đại biểu

1- Nghiêm Chưởng Châu

2- Nguyễn Thị Chén

3- Đỗ Đình Đậu

4- Tô Ký.

Đơn vị số 6: 5 đại biểu

1- Nguyễn Ngọc Diệp

2- Hòa thượng Trần Quảng Dung

3- Đoàn Thị Duyệt

4- Ngô Văn Phẩm

5- Nguyễn Hữu Thụ.

 

XIX- TỈNH NAM HÀ: 35 đại biểu, 8 đơn vị bầu cử.

 

Đơn vị 1: 5 đại biểu

1- Trần Xuân Bách

2- Trần Khắc Chính

3- Phan Điền

4- Ngô Thị Én

5- Nguyễn Thị Thạc.

Đơn vị 2: 5 đại biểu

1- Đào Văn Định

2- Đào Thị Hào

3- Linh mục Vũ Xuân Kỷ

4- Đinh Thị Phán

5- Hoàng Tùng.

Đơn vị 3: 5 đại biểu

1- Hà Mạnh Hùng

2- Nguyễn Văn Luật

3- Đặng Văn Ngự

4- Lê Chân Phương

5- Nguyễn Xuân Tràng.

Đơn vị 4: 5 đại biểu

1- Đào Thị Bổng

2- Dương Thị Chuyện

3- Trần Văn Hợp

4- Nguyễn Thị Khải

5- Nguyễn Lam.

Đơn vị 5: 4 đại biểu

1- Kha Vạng Cân

2- Vũ Công Hậu

3- Lê Ngọc Phách

4- Nguyễn Tòng.

 Đơn vị 6: 3 đại biểu

1- Bùi Đình Đô

2- Nguyễn Cao Luyện

3- Nguyễn Văn Quế.

Đơn vị 7: 4 đại biểu

1- Phan Văn Phùng (tức Đào Bá)

2- Chu Thúy Quỳnh

3- Trần Văn Thuần

4- Nguyễn Tấn Gi Trọng.

Đơn vị 8: 4 đại biểu

1- Nguyễn Văn Đồng

2- Nguyễn Thị Kim Liên (tức Tiến)

3- Ngô Minh Loan

4- Đào Đông Tùng.

XX- TỈNH THÁI BÌNH: 24 đại biểu, 7 đơn vị bầu cử.

 

Đơn vị 1: 3 đại biểu

1- Song Hào

2- Phan Đình Khương (tức Bút Ngữ)

3- Nguyễn Thị Tý.

Đơn vị 2: 3 đại biểu

1- Đào Thị Nhật

2- Tống Văn Nông

3- Đỗ Quang Thiệp.

Đơn vị 3: 3 đại biểu

1- Nguyễn Văn Chén

2- Nguyễn Văn Đệ

3- Tôn Thất Tùng.

Đơn vị 4: 4 đại biểu

1- Tạ Đồng Bình

2- Nguyễn Công Phú

3- Nguyễn Thị Thọ

4- Đoàn Trọng Truyến.

Đơn vị 5: 3 đại biểu

1- Hoàng Thị Huyền

2- Hoàng Thị Minh Thảo

3- Đoàn Văn Vang.

Đơn vị 6: 3 đại biểu

1- Nguyễn Ngọc Kình

2- Đoàn Thọ Sinh Linh

3- Mục sư Bùi Hoành Thử.

Đơn vị 7: 5 đại biểu

1- Đinh Thị Hoa

2- Đỗ Xuân Hợp

3- Nguyễn Quế (tức Hệ)

4- Lê Thị Rơi

5- Nguyễn Ngọc Trìu.

 

XXI- TỈNH NINH BÌNH: 10 đại biểu, 2 đơn vị bầu cử.

 

Đơn vị 1: 5 đại biểu

1- Nguyễn Văn Đương

2- Tống Thị Thanh Hoa

3- Hà Thị Quế

4- Trần Quỳnh

5- Mai Văn Tiệm (tức Hoàng Kim).

Đơn vị 2: 5 đại biểu

1- Ngô Thị Huệ

2- Trần Văn Khoan

3- Tạ Quang

4- Phạm Thị Út

5- Linh mục Nguyễn Thế Vịnh.

 

XXII- TỈNH THANH HÓA: 36 đại biểu, 6 đơn vị bầu cử.

 

Đơn vị 1: 7 đại biểu

1- Lê Thị Được

2- Mai Quang Hân

3- Hoàng Văn Hiều

4- Hoàng Thị Bích Mợi

5- Hoàng Sử

6- Trịnh Thị Thanh

7- Chế Lan Viên.

Đơn vị 2: 7 đại biểu

1- Đỗ Chanh

2- Nguyễn Thị Hằng

3- Nguyễn Văn Huê

4- Hoàng Văn Ong

5- Trần Đình Tri

6- Trần Hữu Tước

7- Vũ Hồng Út.

Đơn vị 3: 7 đại biểu

1- Hoàng Anh

2- Bùi Ngọc Bàn

3- Đoàn Thị Khánh

4- Nguyễn Hữu Khiếu

5- Lê Văn Lành

6- Nguyễn Thị Liệu

7- Lê Đức Thịnh.

Đơn vị 4: 7 đại biểu

1- Hà Văn Dân

2- Hoàng Văn Hoan

3- Bùi Thị Tuyết Mai

4- Nguyễn Thị Nguyệt

5- Dương Văn Thập

6- Đặng Thí

7- Nguyễn Văn Xuyến.

Đơn vị 5: 5 đại biểu

1- Cao Đức Cang

2- Vũ Xuân Chiêm

3- Phạm Minh Do

4- Tôn Viết Nghiệm

5- Bùi Thị Kim Vân.

Đơn vị 6: 3 đại biểu

1- Phạm Ngọc Chức

2- Lê Văn Đại

3- Vũ Thị Phan.

 

XXIII- TỈNH NGHỆ AN: 28 đại biểu, 4 đơn vị bầu cử.

 

Đơn vị 1: 9 đại biểu

1- Tạ Quang Bửu

2- Nguyễn Đôn

3- Phạm Thị Đông

4- Nguyễn Thúc Hào

5- Phạm Kiệt

6- Đoàn La

7- Đinh Bạt Liên

8- Nguyễn Thị Thảo

9- Lê Thị Thế.

Đơn vị 2: 8 đại biểu

1- Mai Văn Diệm

2- Nguyễn Thị Hường

3- Trương Quang Hy

4- Lê Văn Kham

5- Nguyễn Sĩ Quế

6- Trương Quang Thâm

7- Nguyễn Duy Trinh

8- Nguyễn Hữu Tùng.

Đơn vị 3: 6 đại biểu

1- Nguyễn Côn

2- Thái Ngô Huân

3- Nguyễn Thị Khuê

4- Nguyễn Ngọc Lài

5- Đặng Thai Mai

6- Tôn Quang Phiệt.

Đơn vị 4: 5 đại biểu

1- Hùn Quang Kỉnh

2- Lê Vũ Phong

3- Hà Đình Thoại

4- Nguyễn Hữu Thứ

5- Lương Thị Yến.

 

XXIV- TỈNH HÀ TĨNH: 15 đại biểu, 2 đơn vị bầu cử.

 

Đơn vị 1: 7 đại biểu

1- Trần Hinh

2- Nguyễn Đình Hoàng

3- Nguyễn Xuân Linh

4- Trần Kiêm Lý

5- La Thị Tám

6- Nguyễn Thị Kim Tiến

7- Đàm Quang Trung.

Đơn vị 2: 8 đại biểu

1- Phan Anh

2- Trần Quang Đạt

3- Nguyễn Văn Đường

4- Trần Quốc Hoàn

5- Võ Thị Hương

6- Lê Lý

7- Phan Thị Hồng Nhự

8- Nguyễn Huy Vang.

XXV- TỈNH QUẢNG BÌNH: 8 đại biểu, 1 đơn vị bầu cử.

 

1- Võ Nguyên Giáp

2- Đinh Thị Thu Hiệp

3- Hoàng Hiệp

4- Phạm Kỉnh

5- Nguyễn Lễ

6- Trần Thị Lý

7- Cổ Kim Thành

8- Lê Trạm.

XXVI- KHU VỰC VĨNH LINH: 3 đại biểu, 1 đơn vị bầu cử.

 

1- Nguyễn Thị Dậu

2- Trần Đồng

3- Nguyễn Ray (tức Hồ Ray).

 

Lưu tại Trung tâm Lưu trữ
quốc gia III, phông Quốc hội.