PHÁP LỆNH
TRỪNG TRỊ CÁC TỘI ĐẦU CƠ, BUÔN LẬU,
LÀM HÀNG GIẢ, KINH DOANH TRÁI PHÉP
Để ngăn chặn
các hành động vi phạm chính sách quản lý thị trường, góp phần đẩy mạnh sản xuất,
ổn định vật giá và bảo đảm đời sống nhân dân;
Căn cứ vào Điều
35 và Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Pháp lệnh này
quy định việc trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái
phép.
Điều 1.
Mọi hành vi đầu
cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép đều phải được xử lý kịp thời và
nghiêm minh.
Nghiêm cấm việc
bao che người phạm tội.
Các cơ quan nhà
nước, tổ chức xã hội và mọi công dân, khi thấy có hành vi đầu cơ, buôn lậu, làm
hàng giả, kinh doanh trái phép, đều có quyền và nghĩa vụ phát hiện với các cơ
quan hoặc nhân viên Nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn và xử lý.
Điều 2. Tội đầu cơ
1. Người nào lợi dụng những khó khăn về kinh tế hoặc tạo ra những khó khăn đó,
mua vét hàng hóa, lương thực, vật tư, các loại tem phiếu, vé, giấy tờ có giá trị
phân phối hàng hóa, vật tư hoặc cung ứng dịch vụ, nhằm thu lợi bất chính, thì bị
phạt tù từ sáu tháng đến năm năm và bị phạt tiền gấp ba lần trị giá hàng phạm
pháp.
2. Phạm tội đầu cơ
xăng dầu, thuốc chữa bệnh do Nhà nước thống nhất quản lý hoặc phạm tội trong
trường hợp nghiêm trọng quy định ở khoản 1, Điều 9 Pháp lệnh này thì bị phạt tù
từ ba năm đến mười hai năm, bị phạt tiền từ ba lần đến năm lần trị giá hàng phạm
pháp và có thể bị tịch thu một phần tài sản.
3. Phạm tội trong
trường hợp đặc biệt nghiêm trọng quy định ở khoản 2, Điều 9 Pháp lệnh này thì bị
phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân, bị phạt tiền từ năm lần
đến mười lần trị giá hàng phạm pháp và có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ
tài sản.
Điều 3. Tội buôn
lậu, tàng trữ hàng cấm
1. Người nào buôn
lậu, tàng trữ vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ, vật tư kỹ thuật hoặc các
loại hàng khác mà Nhà nước cấm buôn bán, tàng trữ thì bị phạt tù từ sáu tháng
đến năm năm và bị phạt tiền gấp ba lần trị giá hàng phạm pháp.
2. Phạm tội trong
trường hợp nghiêm trọng quy định ở khoản 1, Điều 9 Pháp lệnh này thì bị phạt tù
từ ba năm đến mười năm, bị phạt tiền từ ba lần đến năm lần trị giá hàng phạm
pháp và có thể bị tịch thu một phần tài sản.
3. Phạm tội trong
trường hợp đặc biệt nghiêm trọng quy định ở khoản 2, Điều 9 Pháp lệnh này thì bị
phạt tù từ tám năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân, bị phạt tiền từ năm lần
đến mười lần trị giá hàng phạm pháp và có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ
tài sản.
Điều 4. Tội buôn
lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
1. Người nào buôn
bán trái phép hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, thì bị phạt tù
từ một năm đến bảy năm và bị phạt tiền gấp ba lần trị giá hàng phạm pháp.
2. Phạm tội buôn bán hoặc vận chuyển hàng hóa thuộc loại cấm xuất khẩu, nhập
khẩu hoặc phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng quy định ở khoản 1, Điều 9 Pháp
lệnh này thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm, bị phạt tiền từ ba lần đến
năm lần trị giá hàng phạm pháp và có thể bị tịch thu một phần tài sản.
3. Phạm tội trong
trường hợp đặc biệt nghiêm trọng quy định ở khoản 2, Điều 9 Pháp lệnh này thì bị
phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân, bị phạt tiền từ năm
lần đến mười lần trị giá hàng phạm pháp và có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn
bộ tài sản.
Điều 5. Tội làm
hàng giả hoặc buôn bán hàng giả
1. Người nào làm
hàng giả hoặc buôn bán hàng giả nhằm thu lợi bất chính, thì bị phạt tù từ sáu
tháng đến năm năm và bị phạt tiền từ năm nghìn đồng (5.000đ) đến năm vạn đồng
(50.000đ).
2. Phạm tội làm
hàng giả hoặc buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, hoặc
phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng quy định ở khoản 1, Điều 9 Pháp lệnh này
thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm, bị phạt tiền đến năm mươi vạn đồng
(500.000đ) và có thể bị tịch thu một phần tài sản.
3. Phạm tội làm
hàng giả hoặc buôn bán hàng giả có chất độc hại hoặc các chất khác có thể gây
nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng, hoặc phạm tội trong
trường hợp đặc biệt nghiêm trọng quy định ở khoản 2, Điều 9 Pháp lệnh này thì bị
phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân, bị phạt tiền đến một
triệu đồng (1.000.000đ) và có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 6. Tội kinh
doanh trái phép
1. Người nào kinh
doanh không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung được phép, trốn thuế,
không niêm yết giá, nâng giá cao hơn giá niêm yết, không đăng ký nhãn hiệu hàng
hóa, sử dụng trái phép nhãn hiệu hàng hóa hoặc dùng thủ đoạn khác để lừa dối cơ
quan nhà nước và người tiêu dùng thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ ba tháng
đến hai năm, hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm và bị phạt tiền gấp ba lần
trị giá hàng phạm pháp.
2. Phạm tội trong
trường hợp nghiêm trọng quy định ở khoản 1, Điều 9 Pháp lệnh này thì bị phạt tù
từ một năm đến năm năm và bị phạt tiền từ ba lần đến năm lần trị giá hàng phạm
pháp.
Điều 7. Tội bao
che người phạm tội
Người nào lợi dụng
chức vụ, quyền hạn, cố tình cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm
các tội ghi trong Pháp lệnh này thì bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Trong
trường hợp có hành động đàn áp, trả thù người phát hiện hoặc tố giác người phạm
tội thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.
Nếu vì mục đích
thu lợi bất chính mà bao che người phạm tội thì, tùy hành vi cụ thể, bị coi là
cùng phạm tội và bị xử phạt theo các điều 2, 3, 4, 5, 6 Pháp lệnh này hoặc bị xử
phạt theo Pháp lệnh ngày 20 tháng 5 năm 1981 trừng trị tội hối lộ.
Điều 8. Hình phạt
nặng nhất đối với những trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
Người nào phạm
những tội quy định ở các điều 2, 3, 4, 5 trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng
quy định ở khoản 2, Điều 9 Pháp lệnh này, thì có thể bị tử hình.
Điều 9. Những
trường hợp nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng cần xử nặng
1. Những trường
hợp nghiêm trọng là:
a) Phạm tội có
tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm;
b) Đầu cơ, tàng
trữ, buôn lậu hàng hóa có số lượng hoặc giá trị lớn, hoặc đã thu lợi bất chính
lớn;
c) Lợi dụng thiên
tai hoặc chiến tranh để phạm tội;
d) Phạm tội có tổ
chức:
đ) Lợi dụng chức
vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan nhà nước hay tổ chức xã hội để
phạm tội;
e) Có hành động
chống lại cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ.
2. Những trường
hợp đặc biệt nghiêm trọng là:
a) Phạm tội gây
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc dân hoặc đến sức khỏe, tính
mạng của người khác;
c) Phạm tội tập
trung nhiều tình tiết nghiêm trọng nói ở khoản 1 của Điều này.
Điều 10. Những trường hợp giảm nhẹ hoặc miễn hình phạt
1. Tội phạm chưa
bị phát giác mà người phạm tội thành thật thú tội với cơ quan nhà nước, khai rõ
hành động của mình và đồng bọn thì có thể được miễn hình phạt; nếu phạm tội
nghiêm trọng thì được giảm nhẹ hình phạt.
2. Trước khi bị
xét xử, người phạm tội tự nguyện giao nộp cho Nhà nước đầy đủ hàng hóa, vật tư
và phương tiện phạm pháp, thì được giảm nhẹ hình phạt.
Điều 11. Những trường hợp xử lý bằng biện pháp hành chính
Những vi phạm nhỏ chưa đến mức phải truy tố trước tòa án theo các điều quy định
về tội phạm trong Pháp lệnh này thì bị xử lý bằng biện pháp hành chính theo quy
định của Hội đồng Bộ trưởng.
Điều 12. Khen
thưởng
Người có công
trong việc chống đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép được xét
khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước. Ngoài ra, tùy theo tính chất của vụ
án và công lao đóng góp của mỗi người, còn được thưởng một khoản tiền từ 5% đến
10% trị giá hàng hóa tịch thu hoặc tiền phạt, nhưng mức thưởng cao nhất đối với
mỗi vụ không quá năm vạn đồng (50.000đ), đối với mỗi người không quá một vạn
đồng (10.000đ).
Điều 13.
1. Đối với những
tội phạm đã được phát hiện trước ngày công bố Pháp lệnh này mà chưa bị xét xử
thì xét xử theo Pháp lệnh này.
2. Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bị bãi bỏ.
Hà Nội, ngày
30 tháng 6 năm 1982
HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Chủ tịch
TRƯỜNG CHINH
Lưu tại Trung tâm
Lưu trữ
quốc gia III, phông Quốc hội