Thời gian:Từ ngày 15 đến 18 tháng 12 năm 1986
Nhiệm vụ chính: Thực hiện đổi mới đất nước (khởi xướng đưa đất nước tiến hành công cuộc đổi mới)[1]
|
“Tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, trước hết là nêu cao vị trí của Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, vai trò của Hội đồng nhân dân các cấp…Các cơ quan dân cử từ Quốc hội đến Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thường xuyên cải tiến và kịp thời tổng kết các mặt hoạt động; nâng cao chất lượng các kỳ họp, bàn và quyết định những vấn đề thiết thực; tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và công tác giám sát đối với hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước…”[2].
Để nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Namxác định: “Nêu cao vị trí và vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, tạo điều kiện cho các cơ quan dân cử thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo Hiến pháp quy định. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và quản lý xã hội bằng pháp luật. Phân định rành mạch nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan nhà nước từng cấp theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân biệt rõ chức năng quản lý hành chính – kinh tế với quản lý sản xuất – kinh doanh, kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ. Chấm chỉnh bộ máy quản lý nhà nước theo hướng tinh, gọn, có đủ năng lực để thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật, chính sách cụ thể; xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch nhà nước; quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động kinh tế - xã hội; giữ vững pháp luật, kỷ cương và trật, an toàn xã hội”[3].
[1]. Nguồn: Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam http://www.dangcongsan.vn
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội 1987. tr. 120-121.
[3] Văn kiện Đảng toàn tập, tập 47 (1986), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2006, tr 562