HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN ĐBQH TỈNH QUẢNG NINH TẠI KỲ HỌP THỨ 5: NÊU CAO TRÁCH NHIỆM TRƯỚC CỬ TRI VÀ NHÂN DÂN
Tham dự hội thảo có Thiếu tướng Vũ Xuân Hùng, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội; Đồng chí Phạm Phú Bình, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; cùng các lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và lãnh đạo 3 địa phương Móng Cái, Hải Hà, Bình Liêu.
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh chủ trì hội thảo
Trong khuôn khổ nội dung hội thảo, sau khi nghe đề dẫn, các đại biểu đã phát biểu tham gia ý kiến làm rõ về kết quả hoạt động KT-XH và công tác quản lý biên giới của tỉnh cũng như một số nội dung liên quan đến chính sách, pháp luật hiện hành, khung pháp lý về cư dân biên giới. Bên cạnh đó, hội thảo cũng đã thông qua một số định hướng, yêu cầu, nội dung thảo luận liên quan đến ý kiến của cử tri thành phố Móng Cái kiến nghị với bộ, ngành trung ương một số nội dung, trong đó có nội dung kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật hiện hành đó là mở rộng đối tượng cư dân biên giới qua lại hai bên biên giới bằng sổ thông hành, cụ thể là mở đối tượng cư dân biên giới là dân cư thường trú ở xã, phường, thị trấn thành dân cư thường trú ở huyện, thị, thành phố tiếp giáp đường biên giới…
Đồng chí Phạm Phú Bình, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hộị phát biểu tại hội thảo.
Các đại biểu dự đã bám sát nội dung hội thảo, quan tâm nghiên cứu các tài liệu, báo cáo, nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành, đối chiếu với tình hình, kết quả công tác quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực; chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương để thảo luận, làm rõ về những kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc, hạn chế và nguyên nhân, giải pháp để thống nhất kiến nghị tại hội thảo. Trong đó, đối với các kiến nghị của cử tri TP Móng Cái về “Đề nghị sửa đổi mở rộng đối tượng cư dân qua lại hai bên biên giới bằng sổ thông hành, cụ thể là mở rộng tới dân cư của huyện, thị, thành phố biên giới thay cho cư dân xã, phường trực tiếp có đường biên giới hiện nay”, Bộ Quốc phòng có ý kiến trao đổi: Chính phủ đang giao Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh giáp biên nghiên cứu sửa đổi Hiệp định với Trung Quốc. Do vậy, đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh trao đổi với Bộ Ngoại giao để bổ sung, cập nhật vào quá trình sửa đổi Hiệp định. Về quy định tại Luật số 49/2019/QH14 của Quốc Hội về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam đã mở rộng đối tượng được cấp giấy thông hành (Điều 19), nếu thấy cần thiết mở rộng đối tượng cư dân biên giới theo quy định của Hiệp định hiện hành là dân cư của huyện, thị, thành phố biên giới để bổ sung vào sửa đổi, thì đề nghị Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan xem xét, nghiên cứu xem xét trao đổi với phía Trung Quốc để sớm sửa đổi, bổ sung Hiệp định, theo hướng mở rộng đối tượng được sử dụng giấy thông hành của cư dân biên giới. Đối với các quy định pháp luật khác liên quan đến ưu đãi của cư dân biên giới, đề nghị Bộ Công Thương tham mưu Chính phủ sớm xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 14/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới, theo hướng đưa hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa của cư dân biên giới về đúng bản chất trao đổi cư dân, không cho phép lợi dụng hình thức trao đổi của cư dân để buôn bán lớn, hoặc trốn thuế. Đồng thời đảm bảo phù hợp với đối tượng cư dân được mở rộng theo kiến nghị của cử tri khi nghiên cứu, sửa đổi Hiệp định.
Thiếu tướng Vũ Xuân Hùng, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội phát biểu tại hội thảo.
Sau khi nghe ý kiến pháp biểu của Thiếu tướng Vũ Xuân Hùng, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội; Đồng chí Phạm Phú Bình, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội và các đại biểu tại hội thảo; đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, chủ trì hội thảo đã phát biểu kết luận ghi nhận những ý kiến của các đại biểu để phân tích làm rõ các nội dung ý kiến, kiến nghị của cử tri tới Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành T.W. Đồng chí Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh, việc tập trung thảo luận chuyên sâu về cơ sở và địa vị pháp lý, chính sách pháp luật hiện hành của Nhà nước Việt Nam đối với “cư dân biên giới”, hoạt động đi lại, sản xuất, kinh doanh, trao đổi, buôn bán hàng hoá của cư dân biên giới; những thuận lợi, khó khăn, bất cập, vướng mắc của các quy định, chính sách pháp luật cụ thể, có liên quan, trên cơ sở đánh giá, làm rõ kiến nghị của cử tri về việc sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành nhằm mở rộng đối tượng là cư dân biên giới sẽ mang ý nghĩa thực tiễn, cũng như lý luận… Qua đó hội thảo cùng thống nhất có kiến nghị với các bộ, ngành trung ương xem xét, nghiên cứu, định hướng sửa đổi, bổ sung các quy định hiện nay, với cơ sở đó từng bước báo cáo, tham mưu với Chính phủ trong việc thực hiện Hiệp định về quy chế quản lý biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian tới.