SỬA ĐỔI LUẬT CÔNG CHỨNG: QUY ĐỊNH TẠI DỰ THẢO CẦN BẢO ĐẢM THỐNG NHẤT VỚI BỘ LUẬT DÂN SỰ
Các đại biểu chủ trì Hội thảo.
Các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thuý Chinh, Nguyễn Thị Phú Hà cùng Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển, Trưởng đại diện Viện Konrad Adenauer Stiftung (KAS) tại Việt Nam Florian Feyerabend đồng chủ trì Hội thảo.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thuý Chinh phát biểu.
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thuý Chinh cho biết, Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp đã được ban hành gần 10 năm, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, phù hợp với yêu cầu, bối cảnh hội nhập cũng như chủ trương tái cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên thực tiễn thi hành Luật những năm qua cũng đã cho thấy những tồn tại, hạn chế, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như chưa đáp ứng được các định hướng, chủ trương mới của Đảng và chính sách, pháp luật có liên quan được sửa đổi, bổ sung, ban hành gần đây.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn phát biểu.
Cụ thể, phạm vi điều chỉnh của Luật chưa thực sự tách bạch, phân định được rõ ràng chức năng quản lý nhà nước với chức năng chủ sở hữu tài sản vốn nhà nước với chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng chưa có sự chủ động; hành lang pháp lý chưa tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động một cách linh hoạt, kịp thời theo các tín hiệu của thị trường. Việc đánh giá, xếp loại doanh nghiệp, đánh giá khả năng bảo toàn vốn của doanh nghiệp cũng chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp nhà nước…
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Phạm Thuý Chinh nhấn mạnh, việc sửa đổi căn bản và toàn diện Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập của Luật hiện hành, thực hiện các chủ trương của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Với tinh thần chuẩn bị từ sớm, từ xa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho biết, các ý kiến của chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp sẽ là căn cứ để các cơ quan lắng nghe, phối hợp chuẩn bị cho việc sửa đổi luật.
Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, GS.TS Nguyễn Thiện Nhân phát biểu.
Thảo luận tại Hội thảo, các đại biểu tán thành với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; đề nghị cần xác định rõ nguyên tắc quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp bảo đảm tách bạch rõ chức năng quản lý, đầu tư vốn của cơ quan, người đại diện chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản trị, điều hành của doanh nghiệp theo nguyên tắc “lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ”, bảo toàn, hiệu quả, công bằng, thị trường, linh hoạt và công khai, minh bạch.
Các chuyên gia cũng chỉ rõ, vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp phải được quản lý thống nhất, hạch toán tập trung, sử dụng kịp thời, linh hoạt; xác định rõ mục đích, yêu cầu, phạm vi, lĩnh vực, nguyên tắc, hình thức đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; phân cấp, phân quyền, làm rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan trong hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
Các đại biểu tham dự Hội thảo.
Bên cạnh đó, cần tăng cường phân công, phân cấp cho cơ quan, người đại diện chủ sở hữu vốn, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc doanh nghiệp; trách nhiệm giám sát, kiểm tra của cơ quan, người đại diện chủ sở hữu vốn về kết quả, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo nguyên tắc thị trường, đúng quy định của pháp luật.
Các đại biểu cũng lưu ý, đây là một luật rất khó, phải giải quyết cùng lúc rất nhiều mục tiêu, do vậy cần đánh giá, nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng để thiết kế được một khuôn khổ pháp lý mới đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn.