ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI LÀM VIỆC VỚI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT VIỆT - ĐỨC VỀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

28/02/2019

Thực hiện chương trình công tác năm 2019, ngày 27/02, tại Hà Tĩnh, Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng do Phó Chủ nhiệm Triệu Thế Hùng làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với trường Cao Đẳng Kỹ thuật Việt - Đức việc thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.

Theo tiến sỹ Cao Thành Lê - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt - Đức Hiện nay, trường đang đào tạo đang triển khai đào tạo 12/20 ngành trình độ Cao đẳng và trung cấp gồm: Hàn, Ô tô, Chế tạo thiết bị Cơ khí, Cắt gọt kim loại; Điện công nghiệp, Điện tử công nghiệp, Kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính… Đặc biệt Trường đang thực hiện 2 chương trình cao đẳng chuẩn quốc tế: chương trình “Điện tử công nghiệp” được chyển giao từ Úc và Chương trình Công nghệ ô tô” chuyển giao từ CHLB Đức. Phương pháp dạy và học từng bước được đổi mới theo hướng chủ động, tích cực, độc lập. Việc tổ chức đào tạo dần chuyển sang hình thức tích lũy tín chỉ theo Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Đoàn Giám sát thăm và làm việc với trường Cao Đẳng Kỹ thuật Việt - Đức 

Các thành viên Đoàn giám sát đề nghị trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh làm rõ một số nội dung liên quan đến công tác tuyển sinh, đào tạo các ngành nghề, hướng phát triển cũng như việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt – Đức đã đề xuất một số kiến nghị tới Trung ương như: Đẩy mạnh phân luồng học sinh từ bậc THCS lên THPT nhằm định hướng tốt hơn nghề nghiệp cho học sinh phổ thông; thực hiện đồng bộ các cơ chế chính sách để thu hút và khuyến khích người dân vào học các cấp trình độ giáo dục nghề nghiệp…

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Triệu Thế Hùng kết luận buổi làm việc

Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Triệu Thế Hùng – Trưởng đoàn giám sát đề nghị nhà trường thông tin cụ thể hơn về các vấn đề quy hoạch giáo dục, tự chủ về tài chính, tự chủ về tổ chức bộ máy, về đào tạo, nghiên cứu… Trường cần có sự lựa chọn ngành nghề đạo tạo phù hợp, đặc biệt là trong thời điểm chuyển biến về nhận thức của xã hội đối với dạy nghề; có chế độ chính sách, ưu đãi đối với học viên đăng ký học các ngành nghề độc hại; có chiến lược mang tính chất hệ thống trong truyền thông./.

Thùy Linh