Tại Phiên họp, về Báo cáo Kết quả lấy ý kiến Nhân dân về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) của Chính phủ, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cho rằng, trước yêu cầu về tiến độ và thời gian triển khai lấy ý kiến nhân dân, Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với một số bộ, ngành, cơ quan hữu quan tổ chức triển khai lấy ý kiến Nhân dân, trong đó có nhiều nhóm đối tượng chịu sự tác động của Luật Giáo dục (sửa đổi). Tuy nhiên, qua nghiên cứu Báo cáo của Chính phủ, Thường trực Ủy ban nhận thấy ý kiến góp ý của nhân dân được tổng hợp trong báo cáo nhìn chung không mới so với nội dung dự thảo Luật. Đối với các nội dung sửa đổi lớn, các chính sách mới, liên quan đến quyền của đa số đối tượng chịu sự tác động (đội ngũ nhà giáo, gia đình người học), việc tổng hợp, tiếp thu chủ yếu hướng tới sự đồng thuận với quan điểm trình của Chính phủ.
Để Luật Giáo dục (sửa đổi) đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, các đại biểu cho rằng, đối tượng tham gia đóng góp ý kiến cần đa dạng và đại diện cho tất cả các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, việc tổ chức lấy ý kiến chưa thu hút được sự quan tâm của các nhóm đối tượng ngoài ngành giáo dục, nhất là ý kiến của những người sử dụng sản phẩm của giáo dục đào tạo...
Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại phiên họp:
Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo duc, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội họp phiên mở rộng về Luật Giáo dục (sửa đổi)
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo duc, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình chủ trì phiên họp
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo duc, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Ngô Thị Minh trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến về Báo cáo Kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) của Chính phủ
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo duc, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Nguyễn Văn Tuyết phát biểu tại Phiên họp
Thường trực Ủy ban Kinh tế Phùng Văn Hùng cho rằng vấn đề giáo dục thường xuyên hiện chưa phát huy hiệu quả và đề nghị cần xem xét xây dựng mô hình đúng như mục đích đặt ra
Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Tạ Văn Hạ cho rằng nếu đưa vào Luật chuẩn giáo viên mầm non là cao đẳng sẽ khó đáp ứng được thực tế và lãng phí
GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, bậc giáo dục mầm non là bậc rất quan trọng, là bước học đầu đời của mỗi người nên nâng chuẩn giáo viên là cần thiết
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ phát biểu giải trình một số vấn đề các đại biểu quan tâm tại phiên họp
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo duc, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình phát biểu kết luận Phiên họp.