Hội nghị “Đối tác nghị viện về hợp tác giáo dục, văn hóa vì sự phát triển bền vững”(AIPA-ECC) được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Đánh giá cao sáng kiến tổ chức Hội nghị về hợp tác văn hóa, giáo dục trong khu vực ASEAN với chủ đề “Vì sự phát triển bền vững”, Phó Chủ nhiệm thứ năm, Ủy ban Tôn giáo, Nghệ thuật và Văn hóa (Hạ viện Thái Lan) Rong Boonsuaykhwan khẳng định chủ đề này hấp dẫn và mang tính thời sự khi thế giới cũng như các nước ASEAN đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là dịch bệnh COVID-19.
Phó Chủ nhiệm Rong Boonsuaykhwan nhấn mạnh, Giáo dục là nền tảng quan trọng nhất để phát triển xã hội. Giáo dục giúp nâng cao nhận thức của con người và tinh thần văn minh tri thức. Bên cạnh việc giúp con người trở nên hiểu biết và giúp con người tự phát triển bản thân, Giáo dục cũng xác định định hướng của đất nước. Vì những lý do đó, mỗi năm tài khóa Thái Lan đều dành ngân sách lớn nhất cho Bộ Giáo dục nhằm hỗ trợ và thúc đẩy giáo dục theo định hướng đúng đắn và hiệu quả.
Để tạo cơ hội giáo dục và phân bổ cơ hội giáo dục, Thái Lan có một dự án có tên là Truyền hình giáo dục từ xa được khởi động vào ngày 5/12/1995 nhằm loại trừ sự bất bình đẳng về giáo dục. Dự án này cung cấp dịch vụ giáo dục, học tập và giảng dạy với chất lượng như nhau ở các trường tham gia dự án. Dự án cũng giúp giải quyết vấn đề thiếu giáo viên một cách hiệu quả. Dự án đã thành công trong hơn 20 năm nay trong việc giảm bất bình đẳng về giáo dục.
Đoàn Hạ viện Thái Lan tham luận tại Hội nghị.
Theo Phó Chủ nhiệm Rong Boonsuaykhwan, yrong thời kỳ dịch bệnh COVID-19, việc đóng cửa trường học là một trong số các biện pháp của chính phủ nhằm kiểm soát và kiềm chế sự lây lan của COVID-19. Dự án nêu trên đã được lựa chọn và giới thiệu tới trẻ em Thái Lan ở mọi cấp như là một hệ thống học tập thay thế trước khi kỳ học mới bắt đầu vào tháng 7. Hệ thống học tập này không bắt buộc. Nó giúp học sinh có cơ hội ôn tập các môn học và sử dụng thời gian một cách hiệu quả trước khi trường học của các em mở cửa trở lại.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này cho chúng ta cái nhìn rõ hơn về bất bình đẳng trong giáo dục. Mặc dù có hệ thống, chúng tôi nhận ra rằng không phải tất cả các em đều có thể tham gia và thụ hưởng hệ thống này. Bởi vì các em không thể tiếp cận với những tiện ích và công nghệ cơ bản. Gia đình nghèo cũng là một yếu tố quan trọng khác tạo nên các khoảng cách trong giáo dục và bất bình đẳng xã hội. Phó Chủ nhiệm Rong Boonsuaykhwan tin rằng một số nước Đông Nam Á khác cũng gặp phải vấn đề tương tự. Nếu quyền tiếp cận hệ thống giáo dục là quyền căn bản nhất và chúng ta không thể giúp các em thực hiện điều đó thì làm sao chúng ta có thể nói rằng “Chúng ta không bỏ ai lại phía sau”.
Liên quan đến vấn đề văn hóa, Phó Chủ nhiệm Rong Boonsuaykhwan nhấn mạnh: Tinh thần đa văn hóa của khu vực ASEAN xuất phát từ việc chấp nhận những nền văn hóa khác nhau đến từ bên trong và bên ngoài khu vực và sau đó làm cho các nền văn hóa đó thích nghi với văn hóa của khu vực chúng ta. Nên văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc là có ảnh hưởng mạnh nhất đến khu vực chúng ta. Ngày nay, các quốc gia ASEAN chia sẻ nhiều nét văn hóa trong nhiều lĩnh vực như ngôn ngữ, trang phục, thực phẩm, thơ, nghệ thuật, vũ điệu, âm nhạc... Do đó, chúng ta có thể nói rằng trong một thế kỷ qua, không có những người lạ trong số những người dân ASEAN.
Năm nay được coi là Năm Bản sắc ASEAN nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của các công dân ASEAN và tăng cường tinh thần cũng như bản sắc chung giữa các dân tộc ASEAN. Văn hóa là một yếu tố phi vật thể. Chúng ta không thể cảm nhận văn hóa bằng tay, nhưng bằng cảm nhận của trái tim, nó là cây cầu để kết nối dân tộc với dân tộc và trở thành con đường chính cho sự phát triển khu vực ngày nay.
Về du lịch, Phó Chủ nhiệm Rong Boonsuaykhwan khẳng định, khu vực ASEAN có mức tăng trưởng khách du lịch nước ngoài là trung bình hơn 10%. Khách du lịch nước ngoài tới các nước ASEAN làm tăng thu nhập của người dân ASEAN theo GDP khoảng 12,4% và dự kiến tăng lên 15% theo GDP vào năm 2025. Đây là một tín hiệu tốt từ du lịch. Nhưng năm nay, COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng các hoạt động kinh tế một cách trầm trọng trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là ngành du lịch. Phó Chủ nhiệm Rong Boonsuaykhwan cũng hy vọng tình hình sẽ được cải thiện và người đi du lịch có thể lại đi lại được vào quý IV khi dỡ bỏ hạn chế hoặc là vào đầu năm tới. Đồng thời đề nghị các nước ASEAN cần hợp tác chặt chẽ, giúp đỡ và chia sẻ thông tin, trong đó có những cách làm tốt nhất nhằm thúc đẩy toàn bộ khối ASEAN./.