Phiêm họp toàn thể lần thứ 11 của Ủy ban Về các vấn đề xã hội.
Hiệp định Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được Việt Nam cùng 10 nước thành viên ký vào tháng 3/2018 tại Chile. Cho đến thời điểm hiện tại, về cơ bản pháp luật của Việt Nam đã tương thích 7/8 nội dung cam kết cơ bản về Lao động của Hiệp định. Riêng về quyền của người lao động và người sử dụng lao động được tự do liên kết (hay còn gọi là tự do hiệp hội), đây là một trong những nội dung quan trọng mà chúng ta tốn nhiều thời gian nhất trong lúc đàm phán. Đây cũng là cơ sở để Quốc hội tiến hành lấy ý kiến sửa đổi Bộ Luật lao động, thúc đẩy quá trình tham gia CPTPP của Việt Nam.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng đây là thời cơ rất quan trọng để không chỉ thực hiện CPTPP mà còn thực hiện các cam kết Hiệp định thương mại tự do (FTA). Nội dung ưu tiên đầu tiên là chúng ta phải thực hiện các cam kết về lao động. Và lần này thì chúng ta đã đưa vào chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh 2019 có việc sửa đổi bổ sung, sửa đổi toàn diện Bộ Luật lao động 2012, chúng ta sẽ giải quyết các vấn đề để đáp ứng để thực hiện CPTPP. Thứ 2 là lĩnh vực y tế. Nội dung, lộ trình, các bước để toàn thiện giá vật tư y tế và thuốc cho ngành y tế thì các điều kiện đó chúng ta cũng đã cơ bản hoàn thành. Và có lẽ là chúng ta bước vào thực hiện quá trình phê chuẩn này để tham gia CPTPP là hoàn toàn đủ đk, đủ căn cứ và đúng thời điểm.
Ngoài bộ Luật lao động phải sửa đổi, thì một số bộ luật khác cũng cần có điều chỉnh hoặc sửa đổi phù hợp. Đối với các nội dung liên quan đến Luật An toàn thực phẩm 2010, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013, Luật Thú y 2015 chưa có trong chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội thì có thể cân nhắc, nghiên cứu dùng 1 Luật để sửa nhiều luật, đảm bảo yêu cầu tham gia vào Hiệp định CPTPP./.