Hôm nay (18/12), tại Phiên họp 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 12, góp ý vào dự thảo Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tầu bay, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng: đây là một loại hoạt động mới và phức tạp, Ban soạn thảo cần cung cấp thêm thông tin về kinh nghiệm của các nước, đồng thời, cũng cần tính đến sự phù hợp với các Công ước quốc tế có hiệu lực về vấn đề này.
Theo Tờ trình do Phó Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao- ông Đặng Quang Phương trình bày, Dự thảo Pháp lệnh có 6 chương, 72 điều, được xây dựng để thi hành quy định tại Điều 44 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, để thi hành án dân sự và thực hiện ủy thác tư pháp về bắt giữ tầu bay. Điều 44 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 quy định cho phép Tòa án quyết định bắt giữ tầu bay để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ, chủ sở hữu, người thứ ba ở mặt đất bị thiệt hại hoặc những người khác có quyền và lợi ích đối với tầu bay. Để thi hành được quy định này, cần phải có trình tự, thủ tục bắt giữ tầu bay cụ thể.
Góp ý vào quy định về điều kiện bắt giữ tầu bay để thi hành án, Uỷ ban Tư pháp cho rằng: thông thường chủ sở hữu không trực tiếp khai thác tầu bay mà người khai thác tầu bay, người thuê tầu bay đăng ký quốc tịch tầu bay để khai thác tầu bay. Việc bắt giữ tầu bay để thi hành án phải được quy định rất cụ thể, phù hợp với quy định của pháp luật trong nước và quốc tế; tránh gây tâm lý e ngại nguy cơ tầu bay bị bắt giữ để giải quyết một vụ kiện dân sự không liên quan đến tầu bay, không liên quan đến người cho thuê