Tham luận của Đoàn đại biểu Tp Hồ Chí Minh: Kiến nghị một số giải pháp nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế

15/01/2011

Tại phiên thảo luận chiều ngày 13-1-2011, đồng chí Nguyễn Văn Đua, thành viên Đoàn đại biểu Đảng bộ Tp Hồ Chí Minh dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam đã có bài phát biểu tham luận với nhan đề: Kiến nghị một số giả pháp nhăm đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế.

Sau đây là những nội dung chính mà bài tham luận đã đề cập.

Trước hết, Đoàn Đại biểu Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ sự nhất trí cao với những nội dung cơ bản của các văn kiện do Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X trình Đại hội XI của Đảng. Các báo cáo trên đã thể hiện rõ nét tính kế thừa sự nghiệp đổi mới mà Đảng ta đã đề xướng và tổ chức thực hiện trong 25 năm qua và tiếp tục hoàn thiện hệ thống quan điểm xây dựng đất nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Cùng với những thành quả to lớn trong sự nghiệp đổi mới của Đảng, trong 20 năm (1991 đến 2010) thực hiện chiến lược công nghiệp hóa - công nghiệp hóa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII, cùng với những thành tựu chung của cả nước, kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tăng trưởng bình quân 10,5%/năm và là một trong số ít đô thị lớn trong khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế 2 con số trong suốt 2 thập niên; đưa quy mô kinh tế trên địa bàn tăng gấp 8 lần (tính theo giá so sánh năm 1994); GDP/người tăng gần 6 lần trong điều kiện dân số tăng thêm trên 2 triệu người. Trong 5 năm qua, tuy nền kinh tế nước ta phải mất gần 3 năm ứng phó với tác động tiêu cực của cuốc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng nhờ sự cải thiện mạnh mẽ mới trường kinh tế vĩ mô theo tinh thân Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, kinh tế trên địa bàn thành phố tăng trưởng bình quân 11%/năm, góp phần cùng cả nước thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 - 2010, đưa nước ta thoát khỏi tình trạng quốc gia có thu nhập thấp và đứng trong nhóm quốc gia có chỉ số phát triển con người (HDI) trung bình của thế giới.

Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn của một đô thị có quy mô lớn như sự quá tải nghiêm trọng của kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông; sự gia tăng nhanh chóng dân số cơ học..., thành phố Hồ Chí Minh đang đứng trước những vấn đề kinh tế chung của cả nước.Đó là tình trạng kéo dài sự tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa theo chiều rộng; sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế chậm; hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh chưa cao; tỷ trọng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, giá trị gia tăng cao là thế mạnh của thành phố còn thấp, tính cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn khá yếu so với khu vực và quốc tế; đó là sự lúng túng và phần nào bất cập trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế trên địa bàn, nhất và kinh tế đô thị; trong đó có những hạn chế do chính sách kinh tế vĩ mô thời gian qua chưa có tác động tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cạnh tranh, nhất là các chính sách định hướng cho doanh nghiệp chuyển từ gia công sang sản xuất; hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư phát triển 4 nhóm ngành công nghiệp phụ trợ: cơ khí; nhựa – cao su - plastic; điện tử - viễn thông và hóa chất phục vụ cho tất cả các ngành sản xuất của nền kinh tế quốc dân. Do đó, chúng tôi rất đồng tình và đề nghị cần phải có chính sách và giải pháp mạnh mẽ, có hiệu quả để thúc đẩy nhanh quá trình ''chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất dịch vụ gắn với các vùng kinh tế” đề ra trong dự thảo ''Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020”. Liên quan đến nội dung này, trong các văn kiện trình Đại hội XI đã đề cập đến nhiều chính sách và giải pháp, nhất là 3 đột phá chiến lược về sự hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nhanh nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ. Chúng tôi hoàn toàn đồng tình với những chính sách và giải pháp đó. Tuy nhiên, từ thực tiễn hoạt động kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, xin được cụ thể hóa và nhấn mạnh đến 5 nhóm chính sách và giải pháp sau đây:

1. Cần đổi mới tư duy về chức năng quản lý kinh tế của nhà nước thông qua việc sử dụng công cụ kế hoạch hóa phù hợp với sự vận hành của cơ chế thị trường

Đổi mới công tác kế hoạch nhằm xác định rõ những nội dung kinh tế - xã hội mà mỗi cấp chính quyền cần hoạch định; đồng thời tính toán sự cân đối các nguồn lực tương ứng với các mục tiêu đã xác định, nhằm định hướng cho thị trường phát triển. Đổi mới công tác kế hoạch và quy hoạch thực chất là xác định lại vai trò của Nhà nước trong suốt quá trình dẫn dắt thị trường phát triển theo mục tiêu của mình. Do đó, một trong các nhiệm vụ quan trọng của cộng tác quy hoạch, kế hoạch là chỉ dẫn và dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển nhằm định hướng hoạt động cho doanh nghiệp. Về các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, cần tập trung và các chỉ tiêu phát triển bền vững như các chỉ tiêu về án sinh xã hội, môi trường…, vì các chỉ tiêu về kinh tế, xét cho cùng chỉ là phương tiện, chính các chỉ tiêu về an sinh - xã hội mới là mục tiêu của phát triển. Đề nghị sớm xây dựng đạo luật về kế hoạch hóa trong đó xác định rõ nội dung: làm gì, làm cách nào, và lúc nào và ai làm đối với từng cấp chính quyền có đặc điểm khác nhau (đô thị, nông thôn. . .).

Trong chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp cần thực hiện theo nguyên tắc: Nhà nước sử dụng các chính sách, biện pháp và công cụ để tác động vào thị trường theo định hướng của nhà nước; chính thị trường sẽ tác động và sự định hướng đầu tư của doanh nghiệp (trên cơ sở quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh), chứ nhà nước không ''cầm tay chỉ việc'' cho doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, sẽ xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc sử dựng các công cụ hỗ trợ thị trường.

2. Sử dụng hiệu quả công cụ chính sách kinh tế - tài chính để thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nội bộ các ngành kinh tế

Trong các chính sách kinh tế - tài chính cần có sự đổi mới các chính sách về thuế, phí, đất đai, đầu tư công, cung ứng dịch vụ công nhằm khuyến khích có điều kiện để thúc đẩy các doanh nghiệp tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm và hình thành những ''cụm liên kết sản xuất” nhằm chuyển nền công nghiệp từ gia công sang sản xuất. Kinh nghiệm của nhiều nước thành công trong việc chuyển nền kinh tế từ giai đoạn gia công sang giai đoạn sản xuất là sử dụng linh hoạt và hiệu quả chính sách thuế để định hướng đầu tư cho doanh nghiệp. Trong những năm qua, thành phố đã có một số kinh nghiệm về hỗ trợ doanh nghiệp chuyển dịch hướng đầu tư kinh doanh thông qua các chính sách sử dụng đất, hỗ trợ tín dụng. . . có hiệu quả, nhưng vẫn còn hạn chế chính sách chung ở tầm vĩ mô. Vừa qua, Thủ tưởng Chính phủ có ban hành Quyết định liên quan đến mô hình công - tư đối tác (PPP) là rất cần thiết, nhưng cần được xem xét ở khung pháp lý cao hơn vì có liên quan đến chính sách thuế và đất đai.

3. Sử dụng các tổ chức kinh tế của Nhà nước như công cụ để khắc phục và hạn chế những khuyết tật của thị trường.

Mô hình kinh tế thị trường luôn luôn tồn tại những khuyết tật cố hữu, gắn liền với bản chất của nó mà chúng ta thường gọi là mặt trái của thị trường. Năng lực quản trị có hiệu quả của mặt nhà nước thể hiện ở khả năng sử dụng các công cụ để hạn chế những hệ quả tiêu cực do các “khuyết tật” đó gây ra. Sử dụng các tổ chức kinh tế của Nhà nước. Do đó, vấn đề cải cách là sự can thiệp vào thị trường bằng sức mạnh vật chất của Nhà nước.

 

Do đó, vấn đề cải cách doanh nghiệp nhà nước chính là ''tái cấu trúc'' lực lượng này để làm tốt vai trò tham gia điều tiết thị trường, cung cấp tốt hơn các loại “hàng hóa và dịch vụ công cộng” phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Dó đó, có những lĩnh vực cần sự can thiệp mang tính chủ đại của lực lượng kinh tế nhà nước như cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cộng; các ngành kinh tế có hiệu quả sinh lời thấp, nhưng cần thiết cho quá trình công nghiệp hóa như cơ khí chế tạo, công nghiệp phụ trợ, đầu tư cho thị trường bất động sản sơ cấp, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghiệp công nghiệp cao… Nhà nước cần phải thể hiện quyết tâm chính trị trong đầu tư phát triền, chứ không phải để mặc doanh nghiệp nhà nước cân nhắc hiệu quả tài chính đơn thuần.

4. Chuyển từ cơ cấu kinh tế địa phương sang cơ cấu kinh tế vùng

Trong giai đoạn tồn tại nền kinh tế kế hoạch hóa, nhiều tỉnh đã từng được mở rộng về quy mô diện tích để xây dựng thành những nền kinh tế có cơ cấu hoàn chỉnh (công - nông nghiệp), nhưng khi chuyển qua kinh tế thị trường, tư duy cơ cấu kinh tế tỉnh vẫn không mấy thay đổi, dù nhiều tỉnh đã được chia ra nhỏ hơn. Trong khi đó chúng ta hình thành các vùng kinh tế, đặc biệt là 3 vùng kinh tế trọng điểm 3 miền, nhưng trên thực tế vẫn chưa có chính sách và cơ chế vận hành để thúc đẩy phát triển kinh tế vùng. Tình trạng trên dẫn đến sự phân tán nguồn lực sản xuất quốc gia; đầu tư công và cả đầu tư tư nhân cũng bị dàn trải; các vùng kinh tế trọng điểm không có được sức mạnh của liên kết vùng. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần nhìn ở quy mô nền kinh tế quốc gia và các vùng kinh tế để có sự liên kết về chức năng kinh tế của chmh quyền địa phương.

Thực tiễn đối với thành phố Hồ Chí Minh, với vị trí địa lý và quá trình phát triển trong lịch sử có mối quan hệ kính tế chặt chẽ với Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ và Tây Nguyên và trong phạm vi hẹp hơn, thành phố đã và đang là ''hạt nhân” trong mối quan hệ ''mang tính cơ cấu'' của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nếu có chính sách thúc đẩy và cơ chế điều hành phù hợp sẽ nâng cao được chất lượng tăng trưởng kinh tế và phát triển đô thị bền vững cho cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; đồng thời tạo động lực cho sự phát triển của cả miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.

5. Đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền đô thị trong khuôn khổ tổ chức hệ thống chính quyển địa phương theo phương mở rộng tính tự chủ và chịu trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao.

Để nâng cao hiệu năng quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, đặc biệt là quản lý đô thị đối với các đô thị trong hệ thống tổ chức chính quyền địa phương các cấp của nước ta, cần phải đổ mới mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương theo hướng : nhiệm vụ của cấp nào thì cấp đó chịu trách nhiệm toàn bộ, có thẩm quyền đầy đủ như : tự quyết, tự quản đối với công việc được giao; không trùng lắp nhiệm vụ do Trung ương thực hiện với nhiệm vụ được giao cho địa phương thực hiện và công việc giữa các cấp chính quyền trọng phạm vi một địa phương với nhau..., nhằm tránh sự đùn đẩy trách nhiệm, chồng chéo, lẫn lộn, cản trở trong hoạt động. Khi đã tạo sự chủ động cho chính quyền cấp dưới, thì nhiệm vụ chính yếu của chính quyển cấp trên là ban hành các quy định và kiểm tra giám sát việc tuân thủ các quy định của cấp dưới. Đây là điểm khác biệt căn bản giữa mô hình phân cấp hiện hành với mô hình tăng tính tự chủ của chính quyền địa phương. Việc phân cấp cần dựa trên nguyên tắc thống nhất của nền hành chính quốc gia, bảo đảm tính chất của một Nhà nước đơn nhất, nhưng phải đề cao tính tự chủ của địa phương trên nền tảng lợi thế so sánh, năng lực cạnh tranh của các địa phương, các vùng kinh tế và các đô thị. Để thích ứng với đặc điểm của cơ chế thị trường và mối quan hệ giữa Nhà nước với thị trường, xu hướng chung của thế giới là mở rộng quyền tự quản về ngân sách và cung cấp dịch vụ đô thị của chính quyền các đô thị. Do đó, đề nghị cần nghiên cứu hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan, tổ chức chính quyền địa phương các cấp, trong đó có chính quyền thị theo hướng làm rõ mô hình tổ chức chính quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo đã được đề ra từ nghị quyết Đại hội X của Đảng.

Đoàn Đại biểu Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh có niềm tin sâu sắc rằng: Đại hội XI của Đảng sẽ quyết định những quyết sách quan trọng và đúng đắn sẽ mở ra một giai đoạn mới cho sự phát triển của đất nước. Với sự quyết tâm thực hiện khâu đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhất định sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế; đưa nền kinh tế nước ta có bước phát triển về chất trong 10 năm tới sẽ đạt được mục tiêu đề ra là : đến 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

 

(http://daihoi11.dangcongsan.vn/)

Các bài viết khác