Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh

15/01/2011

Tham gia thảo luận tại Hội trường, đồng chí Lê Phước Thanh - Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã có bài phát biểu tham luận tại Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sau đây là toàn văn bài tham luận này.

Quảng Nam là một trong các tỉnh ven biển và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có 6 huyện, thành phố đồng bằng ven biển, chiếm 15% diện tích và chiếm 57 % dân số toàn tỉnh.

Là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biển: Với ngư trường rộng lớn trên 40.000km2, thềm lục địa kéo dài 93 km có nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, nhiều loài thuộc loại quý, hiếm. Đặc biệt, cách thành phố Hội An gần 20 km về phía Đông là quần đảo Cù Lao Chàm với các hệ sinh thái đặc thù gồm quần thể san hô và các loài hải sản đa dạng, phong phú có giá trị kỉnh tê cao, là khu bảo tồn biển quốc gia và khu dự trữ sinh quyển thế giới. Với chiều dài bờ biển trên 125 km và 2 cửa biển lớn là Cửa Đại gắn liền với phố cổ Hội An và cửa An Hoà gắn liền với Khu Kinh tế mở Chu Lai có thể đầu tư phát triển các loại hình du lịch biển, du lịch sinh thái đa dạng, phát triển cảng hàng hoá, du lịch và phát triển nuôi trồng thủy sản.

Bên cạnh đó, Quảng Nam cũng là một tỉnh thường xuyên bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, bão lụt, biến đổi khí hậu, nhất là khu vực ven biển, ven sông.

Xác định tầm quan trọng của biển đối với phát triển của tỉnh, thời gian qua, Quảng Nam đã chú trọng phát huy tiềm năng, thế mạnh của biển và khu vực ven biển; tập trung quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp, du lịch, dịch vụ ven biển, ven sông; nâng cao hiệu quả nuôi trồng, đánh bắt hải sản,… tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về phát triển kính tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Đặc biệt, tỉnh đã được Trung ương cho thí điểm xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai - khu kinh tế mở đầu tiên của cả nước và Dự án tổng quan sắp xếp dân cư phòng tránh thiên tai và phục vụ phát triển du lịch.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 ra đời đã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong tình hình mới, tạo điều kiện cho các địa phương có biển tổ chức quản lý, khai thác hiệu quả hơn các tiềm năng, thế mạnh về biển.

Từ tinh thần của Nghị quyết, Tỉnh uỷ Quảng Nam đã chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền, quán triệt sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là trong ngành chức năng và các địa phương ven biển để nâng cao nhận thức về chiến lược biển Việt Nam đến răm 2020. Đồng thời, xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết.

Đến nay, khu vực ven biển của tỉnh đã có nhiều chuyển biển tích cực: Kết cấu hạ tầng, nhất và các công trình trọng điểm phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng cho nhiệm vụ quốc phòng được tập trung đầu tư như: Các tuyến giao thông huyết mạch, Cảng Kỳ Hà, cảng du lịch ở Cửa Đại, âu thuyền tránh bão ở Cù Lao Chàm (Hội An) và Tam Hải (Núi Thành) được tập trung đầu tư nâng cấp. Các khu công nghiệp, tiêm năng du lịch được phát huy hiệu quả; nhiều dự án du lịch cao cấp đã được đầu tư xây dựng ở Hội An, Điện Bàn. Đảo Cù Lao Chàm, phố cổ Hội An là một trong những địa điểm hấp dẫn du khách trong và ngoài rước.

Ngành thuỷ sản phát triển mạnh mẽ; sản lượng nuôi trồng năm 2010 tăng gấp 3 lần so với năm 2005; sản lượng khai thác đạt bình quân 52.000 tấn/năm. Số lượng tàu cá đánh bắt xa bờ tăng nhanh đi đôi với việc xây dựng mô hình tổ chức sản xuất trên biển theo tổ đoàn kết, tương trợ trong sản xuất và tìm kiếm cứu nạn đã góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm cho ngư dân, xóa đói, giảm nghèo vùng ven biển, bảo vệ tài nguyên, góp phần giữ vững an nmh, chủ quyền vùng biển của Tổ quốc.

Việc phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển kinh tế biển hiện nay luôn gắn liền với nhiệm vụ giữ vững an ninh, chủ quyền quốc gia. Quán triệt sâu sắc hai nhiệm vụ trên, trong những năm qua cấp ủy, chính quyền tỉnh đã chú trọng gắn phát triển kình tể biển với nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng - an ninh. Thế trận quốc phòng toàn dân trên biển với sự gắn kết liên hoàn 3 tuyến: Biển - đảo - bờ và lực lượng bảo vệ biển, đảo được xây dựng vững mạnh cả về tổ chức, biên chế và trang bị; riêng lực lượng dân quân tự vệ biển, tỉnh đã có đề án xây dựng lực 1ượng ở 18 xã, phường và 2 đơn vị quốc doanh, được bố trí trên cả 3 tuyến (khơi, lộng, gần bờ) để sẵn sàng phối hợp với các lực lượng thực hiện chức năng quản lý, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển, đảo, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển và giữ vững ổn định chính trị vùng biển; các công trình phòng thủ dọc tuyến ven biển và trên các đảo được đầu tư xây dựng khá kiên cố; tiềm lực và thế trận quốc phòng - an ninh vùng biển được tăng cường. Công tác tuần tra, kiểm soát dọc bờ biển và trên một số tuyến trọng điểm được tăng cường qua đó kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật, tích cực bảo vệ ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ, bảo đảm công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển.

Nhờ triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp nên trong thời gian qua tình hình an ninh trật tự trên vùng biển của Quảng Nam cơ bản được giữ vững góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế của địa phương.

Những kết quả đạt được trên thể hiện sự vận dụng đúng đắn, hợp lý chủ trương phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng-an ninh của Đảng và Nhà nước vào tình hình cụ thể của tỉnh. Tuy nhiên, Quảng Nam cũng nhận thấy rằng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần tập trung khắc phục như: Kinh tế biển của Quảng Nam phát triển chưa thật sự vững chắc, chất lượng tăng trưởng chưa cao; phát triển du lịch ven biển chỉ được tập trung ở một số địa phương có điều kiện thuận lợi. Thiết bị, phương tiện ngư cụ khai thác, nuôi trồng thủy sản còn lạc hậu; công trình hạ tầng kỹ thuật biển còn hạn chế, thiếu đồng bộ; nguồn lợi tài nguyên biển chưa được quan tâm bảo vệ. Trình độ dân trí còn thấp, cuộc sống của phần đông nhân dân, nhất là trong bãi ngang còn rất khó khăn và chịu nhiều rủi ro do thiên tai.

Nhận thức về vai trò, vị trí của biển trong phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng - an ninh của các cấp, các ngành và nhân dân chưa đầy đủ.Việc kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với củng cố, tăng cường sức mạnh quốc phòng, an minh chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới trên Biển Đông; đặc biệt, phát triển kinh tế với tăng cường sức mạnh để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển chưa tương xứng với tiềm năng của một địa phương ven biển.

Phát huy lợi thế của một tỉnh ven biển, Quảng Nam đã đề ra mục tiêu, định hướng về phát triển kinh tế biển trong thời gian tới là: Phấn đấu đến năm 2020, đưa kinh tế biển và vùng ven biển phát triển mạnh, giữ vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân vùng ven biển; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh; giảm nhẹ thiên tai; bảo tồn, tái tạo nguồn lợi, bảo vệ tốt môi trường sinh thái biển và vùng ven biển.

Để đạt được mục tiêu đó, chúng tôi đang tập trung thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của biển đối với phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng-an ninh, nhất là các cơ quan, tổ chức, người dân liên quan trực tiếp đến biển trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trên biển, đảo của Tổ quốc. Xem đây là yêu cầu cấp thiết trước mắt và là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài; từ đó xác định và đề cao trách nhiệm của toàn xã hội đối với việc bảo vệ chủ quyền vùng biển.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển, vùng đảo luôn gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh; từ đó tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cả hai nhiệm vụ là phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh khi có tình huống chiến tranh xảy ra.

Đầu tư phát triển vùng Đông ven biển của tỉnh thành vùng kinh tế động lực, trong đó, tập trung các nguồn lực để phát triển mạnh mẽ Khu Kinh tế mở Chu Lai, các khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ, bến cảng các khu đô thị ở khu vực ven biển. Trước mắt tập trung đầu tư kết cấp hạ tầng then chốt như: cầu Cửa Đại, hệ thống đường ven biển, nạo vét sông Trường Giang, sông Cổ Cò, cảng Kỳ Hà, cảng Tam Hiệp; kết hợp với xây dựng các công trình hạ tầng vừa phục vụ nhu cầu dân sinh, phát triển kinh tế vừa bảo đảm quốc phòng - an ninh và có khả năng đối phó với tác động của biến đổi khí hậu, nhất và chống bão, sóng thần, nước biển dâng,… ở các xã ven biển. Tập trung thực hiện Đề án tổng thể sắp xếp dân cư phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai vùng ven biển của tỉnh tại 15 xã thuộc 4 huyện, thành phố ven biển. Quản 1ý khu vực ven biển nhất quán theo quan điểm không “chia lô, bán thửa'', phát triển dịch vụ du lịch cao cấp xen lẫn các khu vực dành để phục vụ nhu cầu chung của nhân dân, phát triển du lịch gắn với làng nghề truyền thống và phát huy bản sắc văn hoá vùng biển; bảo vệ các hệ sinh thái, đa dạng sinh học vùng biển, đảo và các của sông.

- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về biển, vùng ven biển. Thực hiện tốt công tác quốc phòng - an ninh, tích cực tham gia hợp tác khu vục và đối ngoại về biển. Tạo điều kiện cho ngư dân được vay vốn ưu đãi để đóng mới, nâng cấp tàu thuyền đáp ứng yêu cầu vươn xa để đánh bắt, khai thác hải sản và mua sắm các trang thiết bị, phương tiện cần thiết như máy tìm ngư, máy định vị, máy đo độ sâu, bộ đàm nhằm phục vụ thông tin liên lạc kịp thời để tránh bão, phát hiện tàu thuyền lạ xâm lấn ngư trường, các hành vi phá hoại môi trường sinh thái và các hoạt động buôn lậu trên biển.

- Chú trọng phát triển vùng và liên kết vùng; đẩy mạnh giao lưu, hợp tác với tỉnh Quảng Ngãi, thành phố Đà Nẵng và các địa phương trong khu vực vành đai Trung Trung bộ; đồng thời, triển khai thục hiện phân cấp quản lý nhà nước vùng biển, vùng ven biển và nội thủy do tỉnh quản lý.

- Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển. Đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng biển. Xây dựng cơ chế, chính sách và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế có liên quan đến biển; hỗ trợ đào tạo các ngành nghề khai thác hải sản, chú trọng ưu tiên đào tạo học sinh, lao động các xã nghèo vùng bãi ngang ven biển, cồn bãi ven sông để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các vùng biển và ven biển.

- Quy hoạch vùng dành riêng cho nhiệm vụ quốc phòng - an ninh; đồng thời, tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh cho các hoạt động kinh tế như nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm, trạm: dự báo thời tiết, khí hậu, cảnh báo sóng thần, động đất cùng với các phương tiện, trang thiết bị bổ trợ để khuyến khích người dân ra biển làm kinh tế. Tập trung củng cố, duy tu, bảo dưỡng các công trình phòng thủ ven biển, nhất và trên đảo Cù Lao Chàm. Thực hiện tốt cơ chế lãnh đạo, điều hành, chỉ huy và phối hợp hoạt động của các lực lượng trong quản lý, bảo vệ vùng biển, đảo, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường biển.

Từ thực tế triển khai chiến lược biển trên địa bàn tỉnh, qua Đại hội, chúng tôi có một số kiến nghị, đề xuất với Trung ương:

1- Trung ương sớm xây dựng các đề án, chương trình về chiến lược biển để các địa phương có căn cứ triển khai thực hiện. Đồng thời, có chính sách ưu tiên cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản nhằm phát triển ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm có lợi thế đặc biệt của khu vực duyên hải miền Trung, trong đó có Quảng Nam.

Ưu tiên bố trí vốn cho các công trình phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng để Quảng Nam thực hiện thành công Dự án tổng quan sắp xếp dân cư và phòng chống thiên tai ven biển. Có cơ chế hỗ trợ nhân dân xây dựng nhà cửa kiên cố, chủ động phòng chống bão lụt.

2- Hình thành hệ thống quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương; phân cấp, phân vùng cụ thể, thiết lập hệ thống, quản lý tổng hợp biển và có cơ chế, quyết sách tổng hợp về khai thác và quản lý biển. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, các quy định về biển.

3- Có cơ chế đầu tư đặc biệt cho tuyến đảo nói chung và đảo Cù Lao Chàm nói riêng; nâng xã đảo Tân Hiệp thành huyện đảo để có điều kiện đầu tư và phát triển hơn nữa.

4- Sớm đầu tư kết cấu hạ tầng chung, hạ tầng liên vùng như sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà, đường ven biển từ Hội An đến Chu Lai để kết nối với Đà Nẵng và Dung Quất; đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Trước mắt, sớm đầu tư xây dựng sân bay Chu Lai thành sân bay trung chuyển hàng không quốc tế. Cho phép áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng tại Khu Kinh tế mở Chu Lai nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng phục vụ yêu cầu phát triển Khu Kinh tế mở Chu Lai.

5- Trong chiến lược lâu dài, cần đầu tư xây dựng đường cao tốc dọc bờ biển để thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển cũng như bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển của Tổ quốc.

6- Tổ chức triển khai các đề án, dự án cấp quốc gia về xây dựng tuyến phòng thủ ven biển, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và công trình trọng điểm đảm bảo quốc phòng an ninh tuyến biển.

7- Xây dựng và kiện toàn lực lượng chức năng để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Tăng cường đầu tư trang thiết bị kỹ thuật quân sự cho lực lượng Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển để phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự vùng biển. Đồng thời, xây dựng lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ trên biển, ven biển vững mạnh, có trình độ sẵn sàng chiến đấu cao có đầy đủ vũ khí, trang bị cần thiết sẵn sàng tác chiến thắng lợi trong mọi tình huống.

 

(http://daihoi11.dangcongsan.vn/)

Các bài viết khác