ĐBQH DƯƠNG VĂN PHƯỚC: HỖ TRỢ NGƯ DÂN, THÁO GỠ KHÓ KHĂN ĐẢM BẢO KHAI THÁC THỦY SẢN HIỆU QUẢ, BỀN VỮNG

02/03/2024

Thực hiện hoạt động giám sát thông qua hình thức chất vấn bằng văn bản, đại biểu Quốc hội Dương Văn Phước - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam đã gửi phiếu chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thực trạng và giải pháp giúp ngư dân vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế,…

ĐBQH DƯƠNG VĂN PHƯỚC: CẦN GIẢI QUYẾT DỨT ĐIỂM NHỮNG KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI ĐỂ THÁO GỠ KHÓ KHĂN, BỨC XÚC TRONG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN

Đại biểu Quốc hội Dương Văn Phước - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam

Đại biểu Quốc hội Dương Văn Phước cho biết, theo quy định của pháp luật, trước năm 2017 có hàng chục ngàn tàu cá được hoạt động ở vùng khơi. Tuy nhiên, từ khi Luật Thuỷ sản năm 2017 có hiệu lực, với quy định chi tiết tại Thông tư 26 của Chính phủ thì chỉ có chủ tàu có chiều dài 15m trở lên mới được hoạt động ở vùng khơi. Vì quy định này dẫn đến hàng loạt tàu phải nằm bờ, mặc dù các tàu này vẫn đảm bảo công suất hoạt động ở vùng khơi theo quy định, làm cho nhiều ngư dân điêu đứng, nợ nần chồng chất, đời sống gặp muôn vàn khó khăn.

Vì vậy, đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết thực trạng này và giải pháp gì để giúp ngư dân giải quyết khó khăn, tiếp tục vươn khơi bám biển làm ăn, phát triển kinh tế, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Trả lời nội dung chất vấn của Đại biểu, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã có Văn bản số 6597/BNN-TS nêu rõ:

Ngày 21/11/2017 Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV đã thông qua Luật Thuỷ sản năm 2017, theo đó tại khoản 2, Điều 105 Luật Thuỷ sản quy định: “Các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận, chứng chỉ, văn bản chấp thuận trong lĩnh vực thủy sản đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thì được sử dụng cho đến khi hết thời hạn.” Quy định chuyển tiếp này để cho các đối tượng có liên quan đến sự điều chỉnh có thời gian thực hiện sự chuyển đổi theo quy định mới của Luật.

Theo quy định của Luật Thủy sản 2017 và Nghị định số 26/2019/NĐ- CP có sự đổi mới phương thức quản lý tàu cá từ công suất sang quản lý theo chiều dài tàu để phù hợp các yêu cầu hội nhập theo thông lệ quốc tế. Tàu cá được hoạt động theo các vùng biển tương ứng với chiều dài tàu. Đối với tàu cá có chiều dài Lmax ≥ 15m, được hoạt động vùng khơi (xa bờ). Vì vậy, có khoảng 1.500 tàu cá có công suất từ 90CV trở lên nhưng có chiều dài nhỏ hơn 15m nằm trong sự điều chỉnh của Nghị định 26/2019/NĐ-CP.

Để xử lý các vướng mắc nêu trên, ngày 30/7/2019 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành văn bản số 5411/BNN-TCTS về việc cấp giấy phép khai thác thuỷ sản. Theo đó, tại khoản 2 văn bản nêu trên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức rà soát, triển khai thực hiện: “Đối với nhóm tàu cả có công suất từ 90CV trở lên nhưng chiều dài lớn nhất dưới 15 mét: Rà soát, thông báo cho chủ tàu, ngư dân đăng ký nhu cầu cải hoán tàu cá để có đủ điều kiện hoạt động tại vùng khơi theo quy định tại Nghị định số 26/2019/NĐ-CP; tiến hành cấp văn bản chấp thuận cải hoán cho chủ tàu có nhu cầu để tiến hành cải hoán tàu cá theo quy định; cấp giấy phép khai thác thủy sản cho chủ tàu khi tàu cá đã đủ điều kiện theo quy định trong số hạn ngạch giấy phép đã được giao theo Quyết định số 1481/QĐ-BNN-TCTS. Báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, cấp bổ sung hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản; thời hạn báo cáo đề nghị cấp bổ sung hạn ngạch trước ngày 31/12/2019”.

Đến hết năm 2019, các địa phương trên cả nước đã thực hiện cải hoán khoảng 1.500 tàu cá thuộc khối tàu trên (công suất lơn hơn 90 CV có chiều dài nhỏ hơn 15m). Các tàu cá cải hoán do chủ tàu tự bỏ tiền (khoảng 5 đến 30 triệu/tàu) không vay nợ ngân hàng. Đến nay, các tàu cá được cải hoán đang hoạt động khai thác thuỷ sản ở vùng khơi (khai thác xa bờ) bình thường.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện tượng một số tàu cá hoạt động không hiệu quả, phải nằm bờ, ngư dân gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, không phải do việc chuyển đổi vùng hoạt động nêu trên.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Chính phủ Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 26/2019/NĐ-CP, Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, trong đó đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân, tháo gỡ khó khăn để đảm bảo phát triển sản xuất khai thác thuỷ sản hiệu quả, bền vững./.

Lê Anh