HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI HỌP PHIÊN THỨ 2

20/12/2017

Sáng ngày 20.12.2017, TS. Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng khoa học của Uỷ ban thường vụ Quốc hội chủ trì phiên họp thứ hai Hội đồng khoa học để cho ý kiến về danh mục nhiệm vụ khoa học năm 2018, định hướng nhiệm vụ khoa học công nghệ từ nay đến năm 2021.

Sáng ngày 20.12.2017, TS. Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng khoa học của Uỷ ban thường vụ Quốc hội chủ trì phiên họp thứ hai Hội đồng khoa học để cho ý kiến về danh mục nhiệm vụ khoa học năm 2018, định hướng nhiệm vụ khoa học công nghệ từ nay đến năm 2021.

Dự kiến danh mục nhiệm vụ khoa học cấp bộ năm 2018 có 43 đề tài, cấp cơ sở có 25 đề tài. Các thành viên đã thảo luận về nguyên tắc xây dựng danh mục, kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học, kinh phí hoạt động của Hội đồng khoa học, định hướng nhiệm vụ khoa học công nghệ, đồng thời góp ý vào dự kiến danh mục đề tài.

Phát biểu chỉ đạo công tác của Hội đồng, TS. Uông Chu Lưu tán thành với ý kiến đóng góp của các thành viên và đề nghị Viện Nghiên cứu lập pháp cần sớm dự thảo Quy chế hoạt động của Hội đồng khoa học; chỉnh sửa Tờ trình danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện từ năm 2018 và định hướng nhiệm vụ khoa học từ nay đến năm 2021 trên cơ sở tiếp thu ý kiến phát biểu của các thành viên Hội đồng. Theo đó, về nguyên tắc xây dựng danh mục phải căn cứ vào đề xuất của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội. Danh mục phải được rà soát để không trùng lặp với các đề tài đã có trong các cơ quan của Quốc hội và cơ quan ngoài Quốc hội, tránh sao chép. Đảm bảo Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các cơ quan của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội có đề tài khoa học khi có yêu cầu, đề xuất nhiệm vụ. Tuy nhiên, Hội đồng khoa học có thể không chấp nhận đề xuất nếu đề xuất đó không thỏa mãn điều kiện. Viện Nghiên cứu lập pháp cần chủ động dự kiến một số đề tài để tư vấn cho các cơ quan này khi đề xuất của họ không phù hợp với định hướng nghiên cứu.

Đồng thời, định hướng nhiệm vụ khoa học cần phân theo nhóm vấn đề để nghiên cứu như: hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước trong đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta theo các Nghị quyết của Đảng và Hiến pháp; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để phục vụ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập quốc tế; các văn bản pháp luật để tiếp tục cụ thể hóa Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp năm 2013 về tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; kiểm soát quyền lực trong nhà nước pháp quyền nhất là kiểm soát từ cơ quan dân cử đối với các thiết chế khác trong bộ máy nhà nước; quy trình, thủ tục hoạt động của Quốc hội, cơ quan Quốc hội; mối quan hệ giữa Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc.

Trung tâm TTKHLP

 

Các bài viết khác