Tham dự hội thảo có Viện trưởng Viện Nghiên cứu pháp luật QH Lào Khampheuy Panemalaythong và đại điện Đoàn đại biểu Quốc hội Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; đại diện một số đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam; nghị sĩ, đại diện chuyên gia Cộng hòa Liên Bang Đức và các chuyên gia, nhà nghiên cứu.
Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các Cơ quan dân cử nói chung và các đại biểu dân cử nói riêng là hoạt động thường xuyên của các cơ quan chức năng của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Trong những năm qua, các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam tham gia vào quá trình bồi dưỡng, tăng cường kỹ năng, năng lực cho các Đại biểu dân cử đã có nhiều đổi mới cả về quy trình, thủ tục, phương thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu dân cử.
Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan và chủ quan, công tác bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng cho các đại biểu dân cử vẫn còn những hạn chế nhất định, các đại biểu vẫn cần nhiều hơn nữa hoạt động tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, nhất là trong hoạt động tiếp xúc cử tri và kỹ năng tranh luận, chất vấn tại Nghị trường. Việc trao đổi kinh nghiệm cũng không chỉ giới hạn giữa các đại biểu ở các đoàn đại biểu, các địa phương mà cần có sự chia sẻ, trao dổi kinh nghiệm của các thế hệ đại biểu, của nghị sĩ các nước, nhất là các nước trong khu vực. Vì vậy, việc tiếp tục bồi dưỡng năng lực hoạt động cho đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thông qua hình thức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm là vô cùng cần thiết.
Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại buổi Hội thảo:
Toàn cảnh Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về kỹ năng tiếp xúc cử tri và kỹ năng chất vấn tại kỳ họp"
TS. Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ,phát biểu khai mạc Hội thảo
Đại biểu Quốc hội các khóa tham dự Hội thảo
Một só Đại biểu Quốc hội Lào và chuyên gia CHLB Đức tham dự Hội thảo
Ông-Friedrich-Straetmanns, Đại biểu Đảng Cánh Tả Die-Linke, Hạ Nghị Viện Quốc hội CHLB Đức phát biểu tham luận tại Hội thảo. Phân tích về thời gian đặt câu hỏi trực tiếp và các câu hỏi văn bản, đồng thời cho biết mỗi thành viên trong Hạ nghị Viện được quyền đưa ra tối đa 4 câu hỏi mang tính hàm súc ở dạng văn bản cho Chính phủ và sẽ nhận được phản hồi trong vòng một tuần. Thời gian chất vấn trong các cuộc họp Quốc hội thường kéo dài 3 tiếng. Mỗi thành viên của Hạ nghị Viện có thể trực tiếp đặt hai câu hỏi cho Chính phủ....
Đại biểu Quốc hội Lào cho rằng hoạt động chất vấn ngày càng được coi trọng. Trong các phiên chất vấn, đại biểu đã đưa ra những vấn đề được đa số cử tri quan tâm, vấn đề xã hội đang bức xúc để Chính phủ và các Bộ, ngành giải trình. Thông qua hoạt động chất vấn, nhiều vấn đề nêu ra đã được giải quyết, đáp ứng được nguyện vọng của người dân....
Đại biểu Đỗ Thị Lan, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, chia sẻ kinh nghiệm tiếp xúc cử tri theo chuyên đề.
Bà Nguyễn Thị Hồng Hà, Đại biểu Quốc hội Khóa XII, XIII chia sẻ kinh nghiệm về kinh nghiệm tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp. Khẳng định một trong những nhiệm vụ, trách nhiệm đầu tiên của đại biểu Quốc hội là việc giữ mối liên hệ thường xuyên với cử tri...
Đại biểu Dương Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm về tiếp xúc cử tri theo nhóm đối tượng
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng chia sẻ kinh nghiệm tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại của cử tri.
TS. Nguyễn Đình Quyền - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, cho rằng chất vấn của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đối với hoạt động tư pháp là một đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam...
Chia sẻ kinh nghiệm thực tế của bản thân trong quá trình hoạt động nghị trường, đại biểu Bùi Văn Phương, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình cho rằng việc xác định vấn đề cần chất vấn tại kỳ họp Quốc hội là nội dung khó nhất trong hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội...
Các Đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm