Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Triển khai các hoạt động Kỷ niệm 80 năm Quốc hội Việt Nam trang trọng, thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả
Toàn cảnh cuộc làm việc
Tham dự cuộc làm việc có: Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng; Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Lê Thị Thu Hương; đại diện Văn phòng Chính phủ, các cơ quan có liên quan;…
Triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng Đề án theo yêu cầu của Nghị quyết số 27-NQ/TW, theo phân công của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án, trên cơ sở bám sát yêu cầu, Đề cương Báo cáo nghiên cứu Đề án đã được Ban Chỉ đạo phê duyệt,… Thường trực Ủy ban Pháp luật đã tổ chức nghiên cứu, xây dựng dự thảo Báo cáo nghiên cứu Đề án.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng báo cáo tại cuộc làm việc
Báo cáo tại cuộc làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Dự thảo Báo cáo được xây dựng lấy trọng tâm là nhiệm vụ, giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật, trên cơ sở đó tiếp tục hoàn thiện các nội dung có liên quan. Cụ thể:
Dự thảo Báo cáo nghiên cứu Đề án có kết cấu gồm 04 phần: Phần mở đầu khái quát chung sự cần thiết, căn cứ, mục đích, yêu cầu, phạm vi và quá trình tổ chức xây dựng Đề án. Phần thứ nhất đánh giá thực trạng quy trình xây dựng pháp luật hiện hành. Phần thứ hai đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả. Phần thứ ba đưa ra các kiến nghị, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền và phân công trách nhiệm thực hiện Đề án.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quy trình xây dựng pháp luật hiện hành, bối cảnh tác động, căn cứ yêu cầu đề ra tại Nghị quyết số 27-NQ/TW và các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu đặt ra đối với việc đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật trong thời gian tới, dự thảo Báo cáo nghiên cứu Đề án đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đổi mới quy trình xây dựng pháp luật như: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, phát huy trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo của cấp ủy, tổ chức đảng; hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật.
Các đại biểu tham dự cuộc làm việc
Đồng thời, đơn giản hóa, giảm tầng nấc, loại hình văn bản trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Đổi mới quy trình lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; phân định rõ quy trình lập pháp và quy trình xây dựng văn bản dưới luật; phát huy tính năng động, sáng tạo, tích cực, vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong quy trình này;…
Tại cuộc làm việc, các ý kiến đánh giá cao và cơ bản tán thành nội dung tại Dự thảo Báo cáo nghiên cứu Đề án đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả. Để hoàn thiện Dự thảo Báo cáo, các đại biểu tập trung thảo luận, làm rõ các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành pháp luật.
Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại cuộc làm việc
Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, Đề án được xây dựng theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trong đó có yêu cầu đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả. Vì vậy, nội dung Đề án tập trung vào việc đổi mới quy trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu thực tiễn đề ra; gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với thực thi pháp luật.
Cơ bản thống nhất với cách thức tiếp cận, nghiên cứu; thống nhất với kết cấu của Dự thảo Báo cáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định lưu ý, phạm vi xây dựng Đề án phải có trọng tâm, trọng điểm tránh dàn trải. Theo đó, cần tập trung vào quy trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ. Ngoài ra, đối với các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành pháp luật cần rà soát kỹ lưỡng, lượng hóa tối đa; các thức thể hiện phải có sự kết nối giữa đánh giá thực trạng quy trình xây dựng pháp luật hiện hành với giải pháp đổi mới, hoàn thiện; đảm bảo các kiến nghị nêu ra có tính khả thi, hiệu quả cao;…
Ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định biểu dương Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan đã phối hợp chặt chẽ, bước đầu xây dựng dự thảo Báo cáo cơ bản đáp ứng được nhiều yêu cầu đề ra. Phát huy kết quả đạt được, đề nghị Thường trực Ủy ban Pháp luật nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến góp ý, khẩn trương hoàn thiện dự thảo Báo cáo Đề án; gửi xin ý kiến các cơ quan và các Đoàn đại biểu Quốc hội; đồng thời, tổ chức Hội nghị xin ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan để góp ý trực tiếp về dự thảo Đề án;…
***Một số hình ảnh tại cuộc làm việc:
Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì làm việc với Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan về Đề án đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả.
Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại cuộc làm việc
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng báo cáo tại cuộc làm việc
Các đại biểu tham dự cuộc làm việc
Các đại biểu tham dự cuộc làm việc
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Lê Thị Thu Hương phát biểu tại cuộc làm việc
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc phát biểu tại cuộc làm việc
Ông Nguyễn Hồng Tuyến, Vụ trưởng Vụ Pháp luật - Văn phòng Chính phủ phát biểu tại cuộc làm việc
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Lê Thị Thu Hương phát biểu tại cuộc làm việc
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu kết thúc cuộc làm việc./.