Tra cứu thông tin kiến nghị cử tri
Tìm kiếm
 

  

Kỳ họp: Kỳ họp thứ 6   

Địa phương: Cà Mau   

Đơn vị xử lý: Bộ giáo dục và đào tạo   

Lĩnh vực: Chất lượng giáo dục   

Trả lời:

Trả lời (Công văn số 1192/BGDĐT-VP ngày 13 / 3/2014):

Ngày đăng: 10/06/2014

(Nội dung trả lời cùng câu 20 trong văn bản tổng hợp này)

Câu 37+44. Cử tri các tỉnh Tuyên Quang, Thái Bình:

Đề nghị ghép thi đại học chung với thi tốt nghiệp trung học phổ thông (Câu 37).

Cử tri tiếp tục đề nghị nghiên cứu cải tiến các hình thức thi cử hiện nay đặc biệt là các kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh vào đại học đảm bảo hiệu quả, đánh giá đúng trình độ học lực và giảm bớt khó khăn, căng thẳng cho học sinh và xã hội. Vấn đề đào tạo không gắn với sử dụng gây lãng phí cho cả gia đình và xã hội cần phải đặc khắc phục (Câu 44).

Hai kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh cao đẳng, đại học có một số nét tương đồng, được tổ chức trong một thời gian gần nhau, nhưng mục tiêu, mức độ và yêu cầu của hai kì thi khác nhau nên không thể ghép chung. Kì thi trung học phổ thông nhằm đánh giá chất lượng giáo dục và xác nhận học sinh đó đủ điều kiện để tốt nghiệp trung học phổ thông sau quá trình 12 năm học tập. Kì thi vào các trường đại học, cao đẳng là kỳ thi tuyển chọn những người có năng lực vào học ngành nghề phù hợp với khả năng và nguyện vọng của mình.

Để giảm áp lực tinh thần cho học sinh, giảm bớt khó khăn ở hai kì thi này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan hữu quan phối hợp điều chỉnh và đã có những chuyển biến tích cực. Từ năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho triển khai phương án mới về thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh cao đẳng, đại học.

Đề nghị cho thí điểm thực hiện việc xét tốt nghiệp THPT cho đỡ tốn kém chi phí tổ chức thi tốt nghiệp THPT vì hiện nay tỉ lệ thi tốt nghiệp THPT cả nước luôn đạt 90% trở lên (Câu 39).  

(Nội dung trả lời cùng câu 20 trong văn bản tổng hợp này)

Các câu hỏi cùng lĩnh vực:
Các câu hỏi cùng địa phương: