+ Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi có nguồn vốn cho giai đọan 2012-2015 là 530 tỷ đồng. Qua hai năm thực hiện, đến nay chỉ được cấp kinh phí gần 15 tỷ đồng, phần xã hội hóa được khoảng 10 tỷ đồng. Như vậy tổng vốn chỉ mới được 25/530 tỷ đồng (đạt 4,71%) kế họach vốn;
+ Nguồn vốn thực hiện Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh chỉ mới đạt 30% kế hoạch vốn;
+ Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên đến nay mới chỉ thực hiện được gần 50% kế hoạch về phòng học và 10% về nhà công vụ cho giáo viên. Do nguồn ngân sách được phân bổ hàng năm cho tỉnh còn thấp nên việc đảm bảo kinh phí để thực hiện đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên tại địa phương đang gặp nhiều khó khăn.
1. Về kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia: Thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đến giáo dục, trong những năm qua Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ kinh phí hỗ trợ các mục tiêu của ngành giáo dục, trong đó có Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo giai đoạn 2012-2015, Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 5/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án: “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”; Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 phê duyệt Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên…
Trong khuôn khổ chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo, Dự án 1 của chương trình “Hỗ trợ phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, xoá mù chữ và chống tái mù chữ, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, thực hiện phổ cập giáo dục trung học đúng độ tuổi” đã hỗ trợ để mua sắm trang thiết bị học tập, đồ dùng, đồ chơi cho các cháu nhà trẻ, học sinh mẫu giáo. Dự án 2 của chương trình: “Tăng cường hỗ trợ dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân” hỗ trợ vốn sự nghiệp để hỗ trợ đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất để phục vụ dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2011-2020”.
Hàng năm, căn cứ nguồn kinh phí, căn cứ số lượng học sinh mẫu giáo 5 tuổi, căn cứ số giáo viên, số học sinh tham gia dạy và học chương trình tiếng Anh mới, căn cứ lộ trình triển khai Đề án phổ cập Mầm non 5 tuổi và Đề án tăng cường dạy và học ngoại ngữ của từng tỉnh để tính toán hỗ trợ kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia cho địa phương; tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2014 được hỗ trợ 19 tỷ 603 triệu đồng cho phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, hỗ trợ 18 tỷ 071 triệu đồng cho chương trình tăng cường dạy và học ngoại ngữ. Năm 2015, trong khả năng nguồn kinh phí cho phép sẽ tiếp tục bố trí kinh phí cho tỉnh Ninh Thuận. Đề nghị tỉnh Ninh Thuận căn cứ nguồn vốn trung ương, căn cứ nguồn vốn địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác chủ động xây dựng các Đề án đảm bảo tính khả thi.
2. Về định mức ngân sách chi cho giáo dục mầm non, về lương và phụ cấp lương cho giáo viên mầm non ngoài công lập: Tại Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 5/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non quy định giáo viên mầm non: “được hưởng thu nhập và các chế độ khác theo thang bảng lương giáo viên mầm non”, nguồn kinh phí chi lương nằm trong kinh phí chi thường xuyên được Chính phủ giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh, đề nghị tỉnh Ninh Thuận hàng năm lập dự toán trong đó đảm bảo tính đủ lương, phụ cấp lương cho giáo viên và chi nghiệp vụ nộp Bộ Tài chính để được cấp kinh phí theo quy định.