- Thông tư quy định:“mỗi lớp bố trí biên chế không quá 1,9 giáo viên” là chưa phù hợp với trường có quy mô nhỏ (dưới 10 lớp). Đề nghị sớm sửa đổi theo hướng tăng tỷ lệ giáo viên đối với các trường THCS công lập có quy mô dưới 10 lớp.
- Bổ sung thêm định biên chức danh bảo mẫu, cấp dưỡng, giám thị, tổng phụ trách Đội,... nhằm thực hiện tốt mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng mô hình dạy học 2buổi/ngày.
- Bổ sung 01 biên chế cho các trường tiểu học hạng 2 và 3 để thực hiện công tác văn thư, lưu trữ. Vì, hiện nay công tác này do kế toán kiêm nhiệm, và những người này thường không có chuyên môn đối với hoạt động văn thư, lưu trữ.
- Hiện nay, ở nhiều trường số lượng học sinh lên đến 500 học sinh nhưng chỉ có 01 Phó hiệu trưởng rất khó khăn trong việc quản lí, điều hành.
Hiện nay, việc thực hiện định mức biên chế cho các trường phổ thông công lập được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT/BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 08 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Tuy nhiên, việc thực hiện cũng đang gặp phải một số khó khăn nảy sinh từ thực tiễn về định mức biên chế và vị trí việc làm.
Triển khai thực hiện Luật Viên chức số 58/2010/QH12, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 và Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ đang tiến hành xây dựng thông tư liên tịch quy định vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó, chú trọng đến việc xác rõ định vị trí việc làm và số lượng người làm việc tương ứng với mỗi vị trí việc làm, đảm bảo phù hợp, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục đào tạo đặt ra trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.