Ngày 29/11/2006, Quốc hội đã thông qua Luật Công chứng số 82/2006/QH11. Mục tiêu khi ban hành Luật Công chứng là tách bạch hoàn toàn hoạt động công chứng với hoạt động chứng thực. Theo đó, đối với hợp đồng, giao dịch chỉ áp dụng hình thức công chứng (do Văn phòng công chứng và Phòng công chứng thực hiện), không áp dụng hình thức chứng thực.
Tuy nhiên, thực tế triển khai rất khó thực hiện mục tiêu tách bạch hoàn toàn hoạt động công chứng với hoạt động chứng thực. Theo Bộ Tư pháp thì do mạng lưới hành nghề công chứng chưa đủ để đáp ứng yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch trên toàn quốc nên UBND cấp huyện, cấp xã vẫn thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch theo hướng dẫn của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực và thu lệ phí chứng thực hợp đồng, giao dịch theo Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT-BTC-BTP ngày 21/11/2001 của liên Bộ Tài chính – Tư pháp hướng dẫn về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí công chức, chứng thực
Do giá trị của văn bản công chứng và văn bản chứng thực là như nhau nhưng mức thu lệ phí chứng thực thấp hơn nhiều so với mức thu phí công chứng tại Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 19/01/2012 hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng, vì vậy, Bộ Tư pháp đã đề nghị điều chỉnh mức thu lệ phí chứng thực và liên Bộ đã ban hành Thông tư liên tịch số 62/2013/TTLT-BTC-BTP quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí chứng thực hợp đồng giao dịch. Theo đó, mức thu lệ phí chứng thực hợp đồng, giao dịch tương đương hoặc thấp hơn so với mức thu phí công chứng theo quy định hiện hành. Thông tư liên tịch số 62/2013/TTLT-BTC-BTP mới được ban hành, giá trị văn bản chứng thực tương ứng với giá trị văn bản công chứng.
Vì vậy, đề nghị thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 62/2013/TTLT-BTC-BTP .