Tra cứu thông tin kiến nghị cử tri
Tìm kiếm
 

Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường hơn nữa các giải pháp cụ thể và ưu tiên kinh phí cho địa phương khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

  

Kỳ họp: Kỳ họp thứ 6   

Địa phương: Bắc Ninh   

Đơn vị xử lý: Bộ tài nguyên và môi trường   

Lĩnh vực: Môi trường   

Trả lời:

Tại công văn số 594/BTNMT-PC ngày 28/02/2014

Ngày đăng: 10/06/2014

Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là cơ sở quan trọng để thúc đẩy các hoạt động đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường với nội dung “tăng chi để đảm bảo đến năm 2006 đạt mức chi không dưới 1% tổng chi ngân sách nhà nước và tăng dần tỷ lệ này theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế”.

Đồng thời, trong thời gian qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành các chính sách để huy động vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường:

- Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ quy định về ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế, phí đối với hoạt động bảo vệ môi trường; trợ giá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường và các ưu đãi, hỗ trợ khác đối với hoạt động và sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ quy định trong các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi có: xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ, quy mô lớn và hiện đại, bao gồm hạ tầng đô thị (giao thông đô thị, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị, hạ tầng cấp điện đô thị); hạ tầng năng lượng (ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới); bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh.

- Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định lĩnh vực, điều kiện, trình tự, thủ tục và ưu đãi đối với các Dự án đầu tư phát triển công trình kết cấu hạ tầng thực hiện theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO), Hợp đồng - Xây dựng - Chuyển giao (BT) xác định hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải thuộc lĩnh vực đầu tư Chính phủ khuyến khích thực hiện.

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn và Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải rắn đã ban hành chính sách khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư, xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn, các công trình phụ trợ thông qua các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư như: (1) miễn tiền sử dụng đất, hỗ trợ chi phí đền bù giải phóng mặt bằng; (2) hỗ trợ đầu tư bằng các nguồn ngân sách và tín dụng ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư khi sử dụng vốn vay thương mại; (3) bảo đảm nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi bằng thế chấp các tài sản được hình thành từ vốn vay; (4) được hưởng chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho các dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành; (5) hỗ trợ đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống giao thông, cấp điện, năng lượng, thông tin liên lạc, cấp nước, thoát nước đến chân hàng rào công trình; (6) hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải rắn trên cơ sở nguồn lực trong nước. Nguồn kinh phí hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ từ ngân sách nhà nước thông qua các chương trình và dự án khoa học công nghệ...- Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 38/2011/QĐ-TTg ngày 05/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách Nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích.

-Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.- Nghị quyết số 35/NQ-CPngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Quyết định số 1206/QĐ-TTg ngày 02/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012 - 2015 (CTMTQG), theo đó Bộ Tài nguyên và Môi trường được Thủ tướng Chính phủ giao là cơ quan đầu mối của CTMTQG, chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thục hiện có hiệu quả Chương trình này, với mục tiêu đến năm 2015, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường đối với 47 làng nghề đang bị ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng; cải thiện và phục hồi môi trường đối với 100 khu vực bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu và 100% các dự án thu gom, xử lý nước thải từ các đô thị loại II trở lên, xả trực tiếp ra 3 lưu vực sông: Sông Nhuệ - sông Đáy; sông Cầu và hệ thống sông Đồng Nai.

Đây là các văn bản quan trọng làm cơ sở cho việc đề xuất các nhiệm vụ chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường; phân công cụ thể trách nhiệm của cơ quan tài nguyên và môi trường, cơ quan tài chính trong quá trình lập và phân bổ dự toán; quy định các định mức chi cho các nội dung thực hiện các nhiệm vụ sử dụng nguồn kinh phí này mà ở các văn bản tài chính khác không quy định. Tại các địa phương, giải pháp đa dạng hóa nguồn vốn cho bảo vệ môi trường đã được đề cập đến trong các chương trình, đề án, kế hoạch bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố.

Các câu hỏi cùng lĩnh vực:
Các câu hỏi cùng địa phương: