Tra cứu thông tin kiến nghị cử tri
Tìm kiếm
 

Cử tri phản ánh, hiện nay tính mạng và sức khỏe người dân chưa được Nhà nước bảo vệ đúng mức, nhiều tình trạng bất cập xảy ra như bệnh viện quá tải không đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng như nhân lực để điều trị và chăm sóc sức khỏe nhân dân, giá thuốc leo thang, chất lượng thấp, bệnh lạ xuất hiện, rau củ quả, thực phẩm chứa hóa chất độc hại, không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm… đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về tính mạng và sức khỏe người dân và những hệ lụy sau này. Cử tri đề nghị các ngành có chức năng quản lý cần phối hợp vào cuộc sớm chấm dứt tình trạng nêu trên, đảm bảo sức khỏe, năng suất làm việc cũng như không ảnh hưởng đến nòi giống người Việt sau này.

  

Kỳ họp: Kỳ họp thứ 6   

Địa phương: Bình Dương   

Đơn vị xử lý: Bộ y tế   

Lĩnh vực: Y tế dự phòng và các vấn đề y tế khác   

Trả lời:

Tại công văn số 746/BYT-VPB1 ngày 24/02/2014

Ngày đăng: 10/06/2014

1. Về giá thuốc:

Trong thời gian vừa qua, triển khai các quy định của Luật Dược năm 2005, liên Bộ Y tế- Tài chính- Công Thương đã tích cực triển khai việc quản lý chặt chẽ thị trường thuốc chữa bệnh, đặc biệt đối với các thuốc nhập khẩu và tập trung quản lý đối với các khu vực bệnh viện công lập. Cụ thể:

- Đã ban hành và phối hợp ban hành:

+ Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/01/2012 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế;

+ Thông tư số 36/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 11/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/1/2012;

+Thông tư số 11/2012/TT-BYT ngày 28/6/2012 của Bộ Y tế hướng dẫn lập Hồ sơ mời thầu trong các cơ sở y tế;

+ Thông tư số 06/2013/TT-BYT ngày 8/2/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn triển khai áp dụng thí điểm quy định về thặng số bán buôn tối đa toàn chặng đối thuốc do Ngân sách Nhà nước và Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả trong đó khắc phục khó khăn, bất cập trong công tác đấu thầu thuốc;

+ Thông tư số 15/2011/TT-BYT ngày 19/4/2011 quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện theo đó đã giảm mức thặng số bán lẻ tối đa đối với giá bán tại nhà thuốc bệnh viện;

+ Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT-BYT-BTC- BCT ngày 30/12/2011 của Bộ Y tế  Bộ Tài chính và Bộ Công Thương hướng dẫn quản lý giá thuốc dùng cho người. 

- Với các quy định hiện hành, giá thuốc được giám sát chặt chẽ thông qua quy định về kê khai, kê khai lại và công bố công khai từ khâu đăng ký lưu hành, nhập khẩu và đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện; các nhà thuốc bệnh viện phải thực hiện quy định về thặng số bán lẻ, các cơ sở bán lẻ phải thực hiện niêm yết giá và không được bán cao hơn giá niêm yết, do đó về cơ bản thuốc tình hình thị trường dược phẩm duy trì bình ổn:

 + Trong những năm qua, theo số liệu của Tổng cục thống kê, mức độ tăng giá nhóm hàng dược phẩm luôn thấp hơn mức độ tăng giá tiêu dùng (CPI).

+ Về giá thuốc thực tế của Việt Nam so với thế giới, qua khảo sát, so sánh giá thuốc trúng thầu tại bệnh viện giữa Việt Nam  với Thái Lan, Trung Quốc của Đoàn công tác liên ngành (Bộ Y tế, Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư) trong tháng 5-6/2012 cho thấy: Tại Thái Lan, so sánh giá của 25 mặt hàng cùng tên thương mại, cùng hoạt chất, cùng nồng độ và hàm lượng, giá trúng thầu tất cả các mặt hàng tại Thái Lan cao hơn Việt Nam với tỷ lệ trung bình 3,17 lần . Tại Trung Quốc, so sánh giá 23 mặt hàng cùng tên thương mại, cùng hoạt chất, cùng nồng độ và hàm lượng, giá trúng thầu tất cả các mặt hàng thuốc tại Trung Quốc cao hơn Việt Nam với tỷ lệ trung bình 2,25 lần.

+ Theo kết quả nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách y tế năm 2011 đã khảo sát giá thuốc theo phương pháp của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy: Giá thuốc tên gốc trúng thầu ở Việt Nam ở mức thấp so với mặt bằng chung quốc tế và giá thuốc biệt dược trúng thầu ở Việt Nam ở khoảng trung bình so với số liệu quốc tế.

Với các số liệu nghiên cứu, khảo sát đã thực hiện và thực tế diễn biến thị trường trong thời gian vừa qua, có thể thấy về cơ bản thị trường dược phẩm được duy trì  bình ổn, đáp ứng đủ thuốc phục vụ công tác phòng và điều trị bệnh của nhân dân.

Để tăng cường việc quản lý giá thuốc, Bộ Y tế đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan, chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý giá thuốc, chú trọng xử lý các hành vi đầu cơ, găm hàng, đưa tin thất thiệt, tăng giá quá mức, bất hợp lý và triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm đảm bảo sự bình ổn của thị trường thuốc chữa bệnh.

-Về chế tài xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá thuốc, Bộ Y tế cũng đã phối hợp với các bộ ngành tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá và Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 184/11/12011 về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế, trong đó có thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế theo hướng bổ sung các hành vi vi phạm về quản lý giá thuốc và tăng nặng mức hình phạt so với mức xử phạt cũ tại Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực y tế và Nghị định 93/2011/NĐ-CP ngày 18/10/2011 về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.

Với các giải pháp đã và đang thực hiện nêu trên, những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý giá thuốc sẽ được khắc phục và công tác quản lý giá thuốc sẽ đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.

2. Thực hiện khống chế hiệu quả Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại tỉnh Quảng Ngãi.

Trong năm 2011 và 2012 đã ghi nhận 216 trường hợp mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại tỉnh Quảng Ngãi với 13 trường hợp tử vong. Trong năm 2013: từ ngày 15/02/2013 đến 06/5/2013 đã ghi nhận 18 trường hợp bệnh tại 2 huyện Sơn Hà và Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi và không có trường hợp nào tử vong.

Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại tỉnh Quảng Ngãi đã được các cơ quan chuyên môn Bộ Y tế xác định nguyên nhân là do nhiễm độc tố vi nấm bởi ăn gạo cũ bị mốc trên cơ địa người bị thiếu vi chất dinh dưỡng. Nếu người dân thu hoạch, cất giữ, bảo quản và sử dụng lương thực không đảm bảo chất lượng để cho nấm mốc phát triển thì vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái mắc bệnh trong cộng đồng. Để khống chế hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân, can thiệp chính là sử dụng thóc, gạo không bị nấm mốc kết hợp với hỗ trợ tăng cường dinh dưỡng và vệ sinh môi trường. Việc cung cấp gạo mới cho người dân thay thế gạo cũ là giải pháp trước mắt, về lâu dài cần phải tuyên truyền nâng cao nhận thức, hướng dẫn người dân thu hoạch, cất giữ, bảo quản và sử dụng lương thực, đặc biệt là gạo đảm bảo chất lượng không để nấm mốc có điều kiện phát triển.

Thời gian qua, Bộ Y tế đã tích cực phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi, các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Y tế và các Bộ, ngành để chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp can thiệp. Trong năm 2013 Chính quyền địa phương tiếp tục cấp 450 tấn gạo do Chính phủ hỗ trợ và trên 100 tấn gạo từ các nguồn hỗ trợ khác cho toàn bộ người dân trong vùng mắc bệnh, vận động, hướng dẫn, giám sát  người dân thu hoạch, phơi khô thóc trước khi cất vào chòi, ăn gạo trắng thay cho gạo cũ đồng thời cấp phát thùng tôn trữ thóc/gạo cho các hộ gia đình. Ngành y tế đã hỗ trợ trên 200 triệu đồng để mua thuốc bổ gan, viên đa vitamin cấp phát cho người dân; tuyên truyền, hướng dẫn người dân ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất và vệ sinh phòng bệnh; đồng thời triển khai các biện pháp giám sát dịch tễ, quản lý các trường hợp bệnh trước đây và người có nguy cơ cao tại cộng đồng. Chính quyền và các ban ngành địa phương phối hợp đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường thông qua triển khai phong trào vệ sinh yêu nước, cung cấp nước sạch và vận động người dân tích cực tham gia vệ sinh môi trường, cải thiện điều kiện sống.

Các biện pháp can thiệp đã mang lại hiệu quả khống chế hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại tỉnh Quảng Ngãi. Từ tháng 6/2013 đến nay không ghi nhận các trường hợp mắc bệnh. Người dân yên tâm và ổn định làm ăn, sinh sống.

Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm (tại Điều 62, Điều 63, Điều 64) đã quy định trách nhiệm quản lý An toàn thực phẩm của các Bộ, cụ thể:

Các câu hỏi cùng lĩnh vực:
Các câu hỏi cùng địa phương: