Những năm qua, ngành cà phê nước ta đã đạt được nhiều thành tựu nhưng cũng tồn tại nhiều khó khăn và rủi ro. Xuất khẩu cà phê chiếm đến 90% sản lượng và tham gia ở phân khúc có giá trị thấp (cà phê robusta), giá cả phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường thế giới, năng lực tài chính của các doanh nghiệp còn yếu, chuỗi sản xuất — tiêu thụ có nhiều khâu trung gian dẫn đến giá trị gia tăng thấp, khả năng cạnh tranh chưa cao.
Trước những khó khăn trên, Nhà nước đã có các chính sách hỗ trợ ngành nông nghiệp nói chung và cà phê nói riêng, như:
- Khuyến khích phát triển họp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013;ắ
- Hỗ trợ lãi suất để mua máy, thiết bị sản xuất, chế biến nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp tại Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013;
- Gia hạn thời gian vay vốn lên tối đa 36 tháng đối với các khoản vay tín dụng xuất khẩu của nhà nước tại Nghị định số 133/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013;
- Bố trí nguồn vốn phục vụ tái canh cà phê; xem xét giãn nợ, khoanh nợ đối với các doanh nghiệp cà phê có khó khăn về vốn.
- Có chính sách hỗ trợ tạm trữ cà phê khi giá xuống thấp (như năm 2010 tai Ouvét đinh số 481/ỌĐ- TTg ngày 13/4; năm 2013, khi giá cà phê có thời
điểm xuống dưới 30.000 đ/kg, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành chính sách hỗ trợ tạm trữ cà phê).
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu xây dựng các chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh; kiến nghị các cơ quan liên quan điều chỉnh lãi suất cho vay phù họp đối với ngành nông nghiệp, tháo gỡ khó khăn về thuế VAT, xem xét thành lập Quỹ Phát triển cà phê, thành lập các Sở Giao dịch hàng hoá để thúc đẩy tiêu thụ nông sản...