Cử tri đề nghị Quốc hội đưa vào chương trình giám sát tại kỳ họp việc thực hiện chính sách, pháp luật về giải quyết chính sách đối với người có công với cách mạng, vì hiện nay một số nơi vẫn chưa thực hiện tốt chính sách này.
Đơn vị xử lý: Ủy ban về các Vấn đề xã hội
Cử tri đề nghị Quốc hội sửa đổi quy định về độ tuổi kết hôn: khi sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân gia đình cần sửa đổi quy định về độ tuổi kết hôn của cả nam và nữ là đủ từ 18 tuổi trở lên. Vì chúng ta đã có Luật bình đẳng giới, quy định như vậy là hợp lý.
Căn cứ theo quy định tại Điều 106 của Bộ Luật Lao động hiện hành về làm thêm giờ thì tổng số giờ làm thêm không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm, nên các cơ sở giáo dục - đào tạo chỉ thanh toán tiền dạy vượt giờ cho giáo viên, giảng viên tối đa là 200 giờ/năm, nhưng thực tế, do nhiều điều kiện khác nhau bắt buộc giáo viên, giảng viên phải dạy vượt trên 200 giờ. Số giờ vượt đó không được thanh toán là thiệt thòi cho giáo viên, giảng viên. Do vậy, cử tri kiến nghị Quốc hội xem xét, có giải pháp sửa đổi quy định này cho phù hợp nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của giáo viên và giảng viên trực tiếp giảng dạy ở các cơ sở giáo dục đào tạo.
Cử tri không đồng tình với quy định của Luật người cao tuổi: “Người từ đủ 80 tuổi trở lên hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng thì không hưởng chính sách bảo trợ hàng tháng” là không hợp lý, không công bằng. Bởi lẽ, đây là chính sách của Đảng và Nhà nước ta thể hiện sự quan tâm đối với “người cao tuổi” nói chung. Do đó, tất cả “người cao tuổi” trong độ tuổi quy định đều phải được hưởng. Ngoài ra, việc người cao tuổi được hưởng lương hưu là chế độ do bản thân thực hiện việc đóng góp theo quy định trong suốt thời gian làm việc trước đây nên không thể xem đây là chế độ thay thế. Do vậy, cử tri để Quốc hội nên có sự phân biệt rạch ròi giữa chế độ, tiêu chuẩn với các chính sách xã hội, đảm bảo sự công bằng xã hội.
Kiến nghị Quốc hội sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người tham gia bảo hiểm trong việc khám, chữa bệnh để người dân tích cực hưởng ứng, góp phần hoàn thành lộ trình thực hiện Bảo hiểm y tế toàn dân.
Cử tri đề nghị Quốc hội khi giám sát cần đánh giá thấu đáo hơn về các bất cập và có chính sách phù hợp hơn để công tác giảm nghèo thật sự hiệu quả.
Tăng cường giám sát việc quản lý giá và chất lượng các loại thuốc tân dược phục vụ cho công tác chữa bệnh cho bệnh nhân.
Đề nghị Quốc hội giám sát việc ban hành văn bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trái với quy định pháp luật không? Vì ngành có quy định bắt buộc người bệnh ký tên trong khi bệnh nhân mắc bệnh tâm thần, bại liệt.
Đề nghị Quốc hội tăng cường giám sát việc thực hiện luật, pháp lệnh do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành vì luật , pháp lệnh ban hành nhiều nhưng chậm được hướng dẫn thi hành; cụ thể Luật người cao tuổi, chậm có văn bản hướng dẫn gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện ở địa phương nhất là những chính sách hỗ trợ, chính sách ưu đãi khi mua vé máy bay, đi du lịch, khám chữa bệnh....
Luật BHYT cần sửa đổi, bổ sung theo hướng: Cho phép người có thẻ BHYT được khám chữa bệnh vào ngày thứ bảy và chủ nhật như ngày thường nhằm tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe cho người dân khi bị bệnh, góp phần gia tăng số người tham gia bảo hiểm y tế toàn dân