Đề nghị Chính phủ tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên toàn quốc để ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật môi trường như đã diễn ra ở Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái ở Thanh Hóa. Đồng thời hỗ trợ Thanh Hóa nhanh chóng giải quyết dứt điểm vụ việc và khắc phục hậu quả để nhân dân ổn định cuộc sống.
Đơn vị xử lý: Bộ tài nguyên và môi trường
Hiện nay, việc từng địa phương áp dụng các mức giá đền bù khác nhau trong giải phóng mặt bằng đã tạo nên sự so sánh giữa các địa phương. Đề nghị Chính phủ xem xét, có những quy định thống nhất chung trong cả nước, áp dụng giá bồi thường theo cơ chế thị trường, đảm bảo hài hòa giữa Nhà nước và nhân dân; nâng mức tính công vật lập, cải tạo đất cho nông dân khi bị thu hồi đất, đồng thời tạo điều kiện về việc làm, đào tạo nghề cho người bị mất 100% đất nông nghiệp; trước khi thu hồi phải chuẩn bị quỹ đất cho người dân được tái định cư, ổn định cuộc sống.
Tình trạng chất thải công nghiệp, khí thải độc hại không qua xử lý, thải trực tiếp ra môi trường là một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư tăng cao. Đề nghị Bộ Tài và Môi trường thanh tra, kiểm tra chặt chẽ hơn nữa vấn đề xử lý ô nhiễm, chất thải, khí thải độc hại tại các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề.
Đề nghị Chính phủ ban hành thêm các quy định cụ thể trong lĩnh vực quản lý đất đai phù hợp với tình hình thực tế trong từng giai đoạn.
Hiện nay, việc chuyển nhượng đất rừng sản xuất, đất nương rẫy ở miền núi có xu hướng chuyển dịch dần từ đồng bào các dân tộc thiểu số sang những người không trực tiếp nông - lâm nghiệp ở miền xuôi, thực trạng này về lâu dài sẽ ảnh hướng lớn đến đời sống, tình hình an ninh trật tự khi người dân không còn đất sản xuất. Đề nghị Chính phủ có giải pháp cụ thể về vấn đề này, nhất là trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai hiện nay.
Hiện nay, số hộ đồng bào dân tộc thiếu số thiếu đất sản xuất của tỉnh Đắk Lắk còn khá lớn (6.222 hộ, cần diện tích khoảng 2.000 ha), nhưng quỹ đất sản xuất của tỉnh Đắk Lắk không còn nhiều, thậm chí một số huyện không còn quỹ đất sản xuất. Vì vậy, đề nghị Chính phủ có chủ trương thu hồi, cho chuyển đổi một số diện tích đất rừng của các công ty lâm nghiệp, để lập dự án cấp đất sản xuất cho đồng bào, nhằm giúp đồng bào yêu tâm sản xuất, cải thiện và nâng cao đời sống.
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ thì người có đất nằm trong hành lang an toàn giao thông đường bộ nếu thực hiện hành vi xây dựng nhà trái phép, trồng cây lâu năm trên các tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh Hậu Giang thì bị xử phạt. Nhưng trên thực tế, các cơ quan chức năng của tỉnh Hậu Giang không thể xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm nêu trên, bởi vì phần đất nằm trong hành lang an toàn giao thông đường bộ là đất đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân và chưa được cơ quan có thẩm quyền thu hồi đối với phần đất nằm trong phạm vi hành lang lộ giới theo quy định của Luật Giao thông đường bộ. Nhằm tháo gỡ khó khăn cho địa phương trong công tác quản lý hành lang lộ giới, đề nghị Chính phủ có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp trên và cấp ngân sách cho tỉnh Hậu Giang tiến hành thu hồi quyền sử dụng đất và bồi thường giá trị đất đối với diện tích đất nằm trong hành lang an toàn giao thông tuyến quốc lộ.
Thời gian qua, nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội, các địa phương đã thu hồi nhiều đất để giao cho các dự án nhưng có một số dự án do nhiều nguyên nhân như: nhà thầu không đủ năng lực, thiếu ngân sach để đầu tư, … Sau 03 năm, kết từ ngày công bố quy hoạch và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư nhưng dự án không được triển khai theo quy định của pháp luật thì sẽ được xóa quy hoạch. Do đó, người dân sống trong vùng quy hoạch không được triển khai đã bị thiệt hại nghiêm trọng, đời sống gặp nhiều khó khăn, trong khi đó các văn bản quy phạm pháp luật chưa quy định cụ thể về cơ chế hỗ trợ thiệt hại cho người dân do quy hoạch gây ra. Đề nghị Chính phủ có hướng dẫn cụ thể về cơ chế hỗ trợ thiệt hại cho đối tượng bị ảnh hưởng nằm trong vùng quy hoạch từ 03 năm trở lên mà không có kế hoạch hoặc dự án triển khai thực hiện; đồng thời xử lý trách nhiệm người đứng đầu cấp có thẩm quyền trong việc để cấp dưới lạm dụng quy hoạch, hạn chế quyền sử dụng đất hợp pháp của người dân, gây tổn thất về vật chất, tinh thần của người dân trong thời gian vừa qua.
Cử tri đề nghị Chính phủ tăng cường công tác điều hành và quản lý môi trường, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường Sông Đáy, Sông Nhuệ và các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản, xử lý hàm lượng thạch tín trong nước sinh hoạt để bảo vệ sức khỏe của nhân dân.
Đề nghị đổi mới chính sách bồi thường cho nông dân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.